Kinh nghiệm tư hữu hóa (K3): Cải cách giáo dục

Trên khắp thế giới, các trường trung học và đại học tư thục ra đời ngày càng nhiều. Xu hướng này được cho là kết quả của việc hệ thống trường công ngày càng khó thỏa mãn hết các nhu cầu về giáo dục ở tất cả bậc học. Tư nhân hóa hệ thống giáo dục được cho đã đóng vai trò to lớn trong việc cải thiện chất lượng giáo dục ở các nước.

Trên khắp thế giới, các trường trung học và đại học tư thục ra đời ngày càng nhiều. Xu hướng này được cho là kết quả của việc hệ thống trường công ngày càng khó thỏa mãn hết các nhu cầu về giáo dục ở tất cả bậc học. Tư nhân hóa hệ thống giáo dục được cho đã đóng vai trò to lớn trong việc cải thiện chất lượng giáo dục ở các nước.

Kinh nghiệm tư hữu hóa (K2): Tái phân bổ năng lượng

Kinh nghiệm tư hữu hóa (K1): Cải tổ ngân hàng

Voucher giáo dục

Năm 1980, Chile đã giới thiệu một chương trình voucher phổ thông, cùng với phân cấp trách nhiệm giáo dục cho các thành phố địa phương. Chương trình này cho phép học sinh - sinh viên có thể theo học ở trường tư hoặc trường công và những ngôi trường đó sẽ được cấp ngân sách hàng tháng dựa trên số học sinh đăng ký.

Chương trình ngay lập tức kích gia tăng mạnh số trường tư thục và lượng học sinh theo học các trường tư. Từ năm 1981 đến năm 1996, lượng học sinh - sinh viên theo học các trường tư tăng từ 15% lên 33%. Ngoài ra, các trường tư cũng trở nên đa dạng hơn, gồm trường tư tôn giáo, trường tư phi tôn giáo và trường tư vì lợi nhuận...

Về điểm số trong các kỳ thi, dường như chất lượng giáo dục của khu vực tư thục tốt hơn trường công, trong đó các trường tư vì lợi nhuận ngang với trường công, trường tư tôn giáo có kết quả tốt hơn một chút, trong khi trường tư cao cấp có chất lượng tốt nhất, nhưng học phí cũng cao nhất.

Năm 1991, Colombia triển khai chương trình PACES, cấp voucher giáo dục cho 125.000 sinh viên ở trong nước. Voucher này có giá trị tương đương 50% chi phí theo học các trường tư. Chỉ gia đình sống trong khu dân cư có thu nhập thấp và những gia đình có con cái học trong các trường tiểu học công lập mới đủ điều kiện nhận voucher trong chương trình, và voucher chỉ được dùng cho các trường tư phi lợi nhuận. PACES đã mang lại nhiều tác động.

Thứ nhất, gia tăng khả năng chọn học trường tư của học sinh và tác động đến chính sách tuyển sinh của các trường tư. Thứ hai, các học sinh được nhận voucher của PACES có cơ hội được theo học các ngành hoặc các trường mình thích, nhờ đó kết quả học tập của họ thường cao hơn. Thống kê cho thấy những người nhận voucher có điểm thi cao hơn 0,2 so với bình thường, tương đương với việc học thêm 1 năm ở trường. Cuối cùng, PACES đã khuyến khích các gia đình chi nhiều hơn cho việc học hành của con cái.

Đầu những năm 1990, Hoa Kỳ cũng có chương trình voucher giáo dục, nhưng ở quy mô nhỏ hơn, chỉ áp dụng cho các học sinh ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin. Chương trình cho phép các học sinh đủ điều kiện (như con em của gia đình thu nhập thấp...) có thể dùng voucher để giảm học phí tại bất kỳ trường tư nào.

Đến năm 2002, chương trình bao phủ 103 trường tư thục, với số học sinh theo học lên tới 11.624 em. Chương trình được cho đã giúp các học sinh ở những vùng ngoại ô tiếp cận được giáo dục chất lượng tốt, giảm được sự mất cân bằng giữa các khu vực ngoại ô và trung tâm. Tuy nhiên, chương trình bị chỉ trích có cơ chế quản lý lỏng lẻo, các trường tư không cần báo cáo kết quả thi của người nhận voucher lên nhà chức trách, nên không nắm được chất lượng giáo dục của chương trình.

Khuyến khích chọn trường

Năm 1998, Anh ban hành Đạo luật Cải tổ giáo dục, cho phép tất cả hộ gia đình ở England và xứ Wales được quyền chọn bất cứ trường học nào, cho dù trường đó nằm bên ngoài hệ thống thu thuế của quận/huyện họ đang sống và là trường tư hoặc trường công. Các trường sẽ được cấp ngân sách tùy theo số lượng học sinh theo học.

Ngân sách này do chính phủ quyết định, do đó giảm tác động của chính quyền cấp quận/huyện. Chương trình này được các phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình, vì họ không còn bị buộc phải cho con em mình học đúng tuyến như trước đây, hay nói cách khác, nơi ở không ảnh hưởng đến việc chọn trường học của con em họ. Trong khi đó, giới chức ngành giáo dục cũng hoan nghênh, vì chương trình giúp họ độc lập hơn và cũng giúp phân bổ lại ngân sách ngành giáo dục.

Chương trình đã khiến các trường tự bản thân mình phải cải thiện tốt để có thể cạnh tranh tốt hơn, nếu không muốn phải đóng cửa vì thiếu học sinh. Chương trình được xem đã tạo ra một nền giáo dục bán tư nhân trên diện rộng.

Hệ thống quản lý

Hà Lan từ lâu đã có hệ thống trường tư phát triển mạnh. Gần 70% học sinh ở nước này theo học ở các trường được điều hành bởi các hội đồng tư nhân, nhiều trường là các trường tôn giáo. Để gia tăng học sinh, các trường thường có chế độ tuyển sinh rất mở, các quy định về việc mở trường cũng rất thoáng. Dù là trường tư, các trường được chính phủ cấp ngân sách vốn thành lập và địa phương cấp ngân sách hoạt động. Vì vậy, hệ thống giáo dục của Hà Lan là trường tư nhưng hoạt động trên ngân sách công.

Các trường hoạt động theo những quy định nghiêm ngặt về chương trình giảng dạy, giờ dạy, môn học, báo cáo thông tin, đánh giá phương pháp... Các đánh giá về hệ thống giáo dục ở Hà Lan cho thấy kết quả tích cực cả về tự do chọn trường lẫn hiệu quả giảng dạy. Một tỷ lệ phụ huynh rất cao xác nhận họ có thể chọn trường đúng nhu cầu cho con em mình. Các học sinh Hà Lan đạt điểm số rất cao trong các kỳ thi quốc tế, các trường công giáo có chất lượng giáo dục cao hơn các trường công. 

Tự do hóa

Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, CH Séc đã tiến hành cải tổ hệ thống giáo dục và mở cửa rộng đối với thị trường này. Ngân sách công được tái phân bổ theo số lượng học sinh và bất cứ trường nào được công nhận cũng được chính phủ trợ cấp.

Trường học và giáo viên được tự quyết về tuyển sinh, chương trình học và cách đánh giá. Mỗi trường tư được cấp ngân sách theo 2 dạng: cấp tự động 50% ngân sách của một trường công có quy mô học sinh tương đương; sau đó cấp thêm dựa trên đánh giá của các cơ quan công quyền, nhưng tổng ngân sách được nhận không quá 90%.

Chương trình tự do hóa này có một số tác động. Thứ nhất, giúp gia tăng nhanh chóng số trường tư thục để hưởng lợi từ các ưu đãi chính sách, đặc biệt ở những khu vực chất lượng giáo dục của trường công thấp. Sự phát triển này làm gia tăng tính cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường, từ đó giúp cải thiện chất lượng ngành giáo dục trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, dù số trường tư tăng từ 0 lên 440 trường trong chỉ 1 thập niên, hấp thụ học sinh khu vực tư vẫn thấp, hầu hết trường tư đều nhỏ hơn trường công. Giới chuyên gia cho rằng dù một thị trường cạnh tranh hơn sẽ giúp cải thiện chất lượng giáo dục, nhưng việc thay thế hoàn toàn trường công bằng trường tư là không thể. Cuối cùng, các trường tư có hiện tượng thu thêm phí đối với các bậc sau tiểu học. Vì vậy, các trường đã phát triển những chiến lược để thu những loại phí khác nhau với các đối tượng khác nhau, điều này làm giảm khả năng tiếp cận của các gia đình có thu nhập thấp đối với hệ thống trường tư.

Đạo luật Cải tổ giáo dục của Anh đã tạo ra một nền giáo dục bán tư nhân trên diện rộng.

Đạo luật Cải tổ giáo dục của Anh đã tạo ra một nền giáo dục bán tư nhân trên diện rộng.

Kể từ những năm 1980, có một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới là sự chuyển dịch chi trả ở các bậc sau trung học (cao đẳng, đại học...). Theo đó, việc chi trả ở các bậc này chuyển từ ngân sách công sang ngân sách của chính sinh viên và gia đình.

Sự chuyển dịch này trên toàn cầu phản ánh sự gia tăng tỷ lệ những người học càng cao thu nhập càng cải thiện, cho dù nguồn cung các trường đại học không tăng. Việc đánh phí lên sinh viên là một cách quan trọng để đánh giá nhu cầu học tập của một xã hội trong từng ngành học cụ thể. Dù vậy, mức phí sau trung học ở các nước rất khác nhau. 

Các tin khác