Kinh nghiệm tư hữu hóa (K2): Tái phân bổ năng lượng

Việc cung cấp điện bởi nhà đầu tư duy nhất sẽ hiệu quả hơn, nhưng tình trạng độc quyền có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như đầu tư lãng phí, không minh bạch về giá, chất lượng dịch vụ chậm cải thiện... Vì vậy, vấn đề tư hữu hóa (THH) ngành năng lượng luôn được các nhà hoạch định chính sách chú ý. ĐTTC trích đăng một báo cáo của USAID về kinh nghiệm một số nước Đông Âu.

Việc cung cấp điện bởi nhà đầu tư duy nhất sẽ hiệu quả hơn, nhưng tình trạng độc quyền có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như đầu tư lãng phí, không minh bạch về giá, chất lượng dịch vụ chậm cải thiện... Vì vậy, vấn đề tư hữu hóa (THH) ngành năng lượng luôn được các nhà hoạch định chính sách chú ý. ĐTTC trích đăng một báo cáo của USAID về kinh nghiệm một số nước Đông Âu.

Kinh nghiệm tư hữu hóa (K1): Cải tổ ngân hàng

Bungaria

Việc THH các công ty phân phối điện tại Bulgaria được đánh giá là thành công của tất cả các bên liên quan. Cơ quan THH và Bộ Năng lượng Bungaria đã tiến hành quá trình THH một cách cởi mở và minh bạch, với BNP Paribas làm cố vấn giao dịch.

Bắt đầu từ năm 2002, một luật mới được thông qua cho phép nâng giá điện gần hơn với giá thị trường để thu hút các nhà đầu tư cá nhân. Năm 2005, Ủy ban Điều tiết của Hội đồng Bộ trưởng Bulgaria (SEWRC) bắt đầu áp dụng phương pháp thiết lập giá (trước đó đã lấy ý kiến của các nhà đầu tư tiềm năng). Năm 2004, 7 công ty phân phối điện đã được THH chỉ còn lại 3 công ty.

Mục đích THH các công ty phân phối nhằm thu hút đầu tư để giảm tổn thất thương mại và kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý công ty. Việc bán cho các công ty điện quốc tế, có kinh nghiệm trong thị trường tự do hóa được xem như một cách đáp ứng các mục tiêu này. Trong các công ty THH, Elektrorazpredelenie Sofia Oblast có mức tổn thất cao nhất với trên 20%, trong khi các công ty ở những khu vực khác có tỷ lệ tổn thất dưới 20%.

Đi ngược lại thời gian, vào năm 2000, NEK - công ty sở hữu tất cả nhà phân phối điện trên cả nước - được tái cấu trúc để tách bạch các chức năng vào năm 2002, từ đó 7 công ty phân phối nói trên ra đời. Sau đó, 7 công ty được chia làm 3 nhóm với ít nhất 500.000 khách hàng/công ty, được cho là số lượng đủ để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Các nhà chức trách dự tính mời 5 nhà đầu tư tiềm năng tham gia một cuộc bán đấu giá 3 nhóm công ty.

Tuy nhiên, một vấn đề khiến các nhà đầu tư phản đối là có tới 20% tài sản không thuộc các công ty phân phối, mà thuộc bên thứ ba. Vì vậy, Bộ Năng lượng Bungaria đã yêu cầu các công ty phân phối phải tìm cách mua lại số tài sản đó trong khoảng thời gian nhất định.

3 công ty thắng thầu cuối cùng là CEZ, mua lại nhóm lớn nhất với giá 281 triệu EUR (gồm Elektrorazpredelenie Stolichno, Elektrorazpredelenie Sofia Oblast và Elektrorazpredelenie Pleven với 1,9 triệu khách hàng); EVN trả 271 triệu EUR để mua quyền kiểm soát đa số của nhóm thứ hai (gồm Plovdiv và Stara Zagora, có 1,5 triệu khách hàng); E.ON trả 140,7 triệu EUR để tiếp cận 1,14 triệu khách hàng ở các vùng Đông Bắc Varnaand Gorna Oryahovitsa.

Có 2 yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Bulgaria. Đầu tiên, việc đánh giá tài chính chính xác đối với tài sản và thiệt hại trước khi THH. Thứ hai, vai trò của SEWRC và khả năng giải đáp các câu hỏi của nhà đầu tư một cách cởi mở và minh bạch, cho phép họ nắm rõ các điều kiện, quy định.

Macedonia

Như các nước khác, một trong những lý do THH ngành điện lực ở Macedonia cũng nhằm giảm tổn thất mạng lưới. Một lý do cơ bản khác là hướng tới một công ty phân phối độc lập, có thể mạnh tay hơn trong việc thu tiền từ các ngành công nghiệp nhà nước và những khách hàng dân cư không trả tiền. Tại thời điểm cổ phần vào năm 2006, tổn thất điện nước này lên tới 30%.

Khi hoàn tất thẩm định vào tháng 3-2005, các cố vấn tài chính cho rằng công ty điện lực nhà nước ESM chỉ có thể duy trì mức tổn thất cao như vậy thêm 2 năm nữa. Hoạt động bảo trì cũng không đầy đủ và tỷ lệ thu không đủ để tái đầu tư trong tương lai. Trên thực tế, những tổn thất kỹ thuật lên tới 1TWh, tương đương sản lượng tất cả nhà máy thủy điện của Macedonia, vốn cung cấp tới 25% nhu cầu điện cả nước.

Macedonia bán công ty phân phối điện lực ESM cho EVN của Áo vào năm 2006 với giá 224,5 triệu EUR và một thỏa thuận đầu tư 96 triệu EUR. Đây được cho là giá cao nhất đối với một công ty phân phối dựa trên lượng khách hàng. Sau khi THH, EVN đã đổ một khoản tiền lớn vào để đầu tư và giảm các hao phí thương mại và kỹ thuật.

Tuy nhiên, thời hậu THH cũng được đánh dấu bằng những tranh cãi liên quan đến cách giải thích các quy định và luật định, như Luật Thuế và các nguyên tắc thị trường, hoặc các mã phân phối. Vào tháng 4-2000, ESM được phân tách một phần, trước đó nó là một đơn vị tổng hợp đầy đủ các vai trò như phát điện, tải điện và phân phối.

Năm 2001, trước khi thành lập một cơ quan soạn thảo khuôn khổ pháp lý, chính phủ lựa chọn một cố vấn tài chính để thực hiện việc thẩm định và hướng dẫn quy trình THH. Meinl Capital Advisors và Crimson Capital Group đã được chọn làm consortium sẽ tiến hành THH các đơn vị của ESM.

Các công tác thẩm định hoàn thành vào tháng 5-2002, nhưng việc THH đã bị đình trệ do các cuộc bầu cử và sự thiếu chuẩn bị cho việc THH. Mãi đến năm 2003, sau khi chính phủ mới được thành lập, một chiến lược tái cấu trúc mới được đưa ra, bao gồm tách bạch hệ thống truyền tải (TSO) khỏi ESM.

TSO mới (có tên MEPSO) sẽ là một thực thể độc lập vào cuối năm 2004 dưới quyền sở hữu của chính phủ. Ngoài ra, Ủy ban Giám sát năng lượng (ERC) được thành lập vào tháng 7-2003. Năm 2005 chính phủ Macedonia quyết tách bạch hoạt động sản xuất và phân phối điện thành 2 công ty quốc doanh, sau đó sẽ THH công ty phân phối vào nửa sau năm 2005.

Quá trình đấu thầu kéo dài từ tháng 12-2005 và kết thúc vào tháng 3-2006, chiến thắng thuộc về EVN với giá bỏ thầu 224,5 triệu USD. Quá trình chuyển giao hoàn tất vào ngày 7-4 cùng năm.

Cũng như Bungaria, việc THH công ty phân phối điện ở Macedonia được xem là điển hình về một quá trình đấu thầu thành công và minh bạch, nhưng có một số quy định, các vấn đề pháp lý và thị trường đã không được làm rõ hoặc thực hiện sớm trong tiến trình, do đó có tác động đáng kể sau THH. Có một số vấn đề quan trọng được rút ra từ quá trình THH ở Macedonia.

Đầu tiên, điều quan trọng là pháp luật và các quy định hiện hành có vai trò hướng dẫn rõ ràng và hài hòa với nhau. Điều này đặc biệt có liên quan trong lĩnh vực định nghĩa tài sản và quyền sở hữu. Theo đó, các mã số, như mã số phân phối, cần hoàn thành trước để giúp minh bạch hơn. Điều này giúp tránh những mâu thuẫn có thể dẫn đến tranh chấp không cần thiết về sau.

Thứ hai, cần chú ý đặc biệt đối với việc thu hồi chi phí đầu tư và định nghĩa tổn thất. Cuối cùng là việc giải quyết tranh chấp thanh toán, những tranh chấp từ trước THH, sau đó phải được xác định rõ ràng và nên thiết lập một quá trình giải quyết có hiệu quả.

THH được xem là cách hiệu quả để giảm tổn thất mạng lưới.

THH được xem là cách hiệu quả để giảm tổn thất mạng lưới.

Việc THH công ty phân phối điện ở Bulgaria và Macedonia phản ảnh nhu cầu khắc phục tổn thất và nâng cao hệ thống quản lý của ngành năng lượng. Theo USAID, có một số vấn đề quan trọng liên quan đến THH ngành năng lượng.

Đặc biệt, cần phát triển khung pháp lý/đầu tư và làm rõ các vấn đề như quy định và giá trị tài sản với các nhà đầu tư tiềm năng trước giai đoạn đấu thầu. Hầu hết các thách thức xuất hiện sau THH ở 2 nước kể trên liên quan đến việc thực hiện các cam kết pháp lý và đầu tư, như khoảng trống trong khung pháp lý, cách giải thích khác nhau...

Ngoài ra, có thể các quy định sau THH của chính phủ mâu thuẫn với các thỏa thuận đạt được trong quá trình THH. Những mâu thuẫn này thậm chí có thể dẫn đến việc khiếu kiện ra tòa án.

(Còn tiếp)

Các tin khác