Việt Nam kết nối phát triển

Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 22-NQTW về hội nhập quốc tế, chuyển từ chủ trương "mở rộng quan hệ, gia nhập và tích cực tham gia" sang "đi vào chiều sâu, chủ động đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình"… là những nét nổi bật của đường lối đối ngoại trong năm 2013, càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế.

Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 22-NQTW về hội nhập quốc tế, chuyển từ chủ trương "mở rộng quan hệ, gia nhập và tích cực tham gia" sang "đi vào chiều sâu, chủ động đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình"… là những nét nổi bật của đường lối đối ngoại trong năm 2013, càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế. 

Nhân chuyến thăm Italia cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 1-2013), Việt Nam và Italia đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. (Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Cộng hòa Italia Giorgio Napolitano).

Nhân chuyến thăm Italia cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 1-2013),
Việt Nam và Italia đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
(Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Cộng hòa Italia Giorgio Napolitano).

Chủ trương hội nhập quốc tế đã được thể chế hóa bằng Nghị quyết 22-NQTW của Bộ Chính trị ngày 10-4-2013. Theo đó, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2013 đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là việc đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, ổn định.

Lần đầu tiên nước ta xác lập khuôn khổ quan hệ với toàn bộ đối tác quan trọng, trong đó có việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Italia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Pháp; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hoặc toàn diện với 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (sau khi nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện với Hoa Kỳ).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại phòng Bầu Dục - Nhà Trắng, thủ đô Washington, Hoa Kỳ ngày 25-7-2013.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
tại phòng Bầu Dục - Nhà Trắng, thủ đô Washington, Hoa Kỳ ngày 25-7-2013.

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được thể hiện một cách sinh động với nhiều hoạt động thành công tạo tiếng vang trên diễn đàn đa phương. Nổi bật nhất là việc lãnh đạo cấp cao của ta tham gia nhiều diễn đàn quốc tế lớn và có những bài phát biểu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao: Phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nhân chuyến thăm Hoa Kỳ và tại Ban Thư ký ASEAN nhân chuyến thăm Indonesia; Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri La (Singapore) về lòng tin chiến lược và Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ đã góp phần giúp thế giới hiểu hơn về chính sách đối ngoại Việt Nam.

Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ với số phiếu cao nhất, hay những nỗ lực tích cực của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), việc Việt Nam tích cực tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN và thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ giai đoạn sau 2015... đã tỏ rõ vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Liên bang Nga V. Putin.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Liên bang Nga V. Putin.

Năm 2013, nước ta đã triển khai mạnh mẽ ngoại giao kinh tế, đưa hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu, chuyển từ chủ trương "mở rộng quan hệ, gia nhập và tích cực tham gia" sang "đi vào chiều sâu, chủ động đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình". Lần đầu tiên, Việt Nam chủ động tham gia hình thành các FTA thế hệ mới, cùng một lúc đàm phán 6 FTA nhiều bên với tất cả các đối tác kinh tế-thương mại hàng đầu.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có nhiều cuộc gặp, tiếp xúc với lãnh đạo Tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc như Tập đoàn Samsung, Lotte, Kumho Asian… hướng đến hiện thực hóa mục tiêu nâng kim ngạch 2 chiều lên 30 tỷ USD vào năm 2015.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won.

Việc Việt Nam quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), được bầu vào Ủy ban liên Chính phủ của Công ước 1972 về Di sản thế giới của Tổ chức UNESCO, đặc biệt sự kiện trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu cao nhất, đã tạo dựng hình ảnh một Việt Nam tích cực, có trách nhiệm trước những vấn đề quan tâm chung của nhân loại.

Năm 2013, Việt Nam cũng đón nhiều chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Nga V. Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Chamal Rajaksa, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kang Chang-hee, Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotou...

Việc mở rộng, tăng cường và nâng cấp quan hệ với các đối tác quan trọng giúp khẳng định vị thế quốc tế của ta và tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đến mục tiêu cùng liên kết phát triển. Lần đầu tiên sau 20 năm, Hội nghị các Nhà tài trợ (CG) được đổi tên thành Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VFPF), nâng tầm thành diễn đàn đối thoại đa phương về chính sách với chủ đề "Thiết lập quan hệ đối tác mới: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững".

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh:

Công tác đối ngoại 2014

Năm nay là năm thứ 2 nước ta đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị. Những dự báo cho thấy bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phức tạp, khó lường. Vì thế, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước. Theo đó, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong năm 2014 hướng vào các trọng tâm:

- Ưu tiên đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế với chủ đề công tác đối ngoại 2014: “Ngoại giao chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.

- Tiếp tục ưu tiên củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, ổn định với các nước láng giềng, đặc biệt với Lào, Campuchia, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước khác trong khu vực; nỗ lực xử lý ổn thỏa những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề phát sinh trong quan hệ với các nước trên cơ sở bình đẳng và luật pháp quốc tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh và đưa quan hệ của nước ta với các nước, đặc biệt với những nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả và ổn định; chủ động, tích cực thúc đẩy việc thực hiệp các hiệp định, thỏa thuận đã ký với các nước đối tác, tăng cường đan xen lợi ích.

- Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, trọng tâm là tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu triển khai các chủ trương lớn về kinh tế, kinh nghiệm của các nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; triển khai vận động chính trị, ngoại giao phục vụ các cuộc đàm phán về TPP, RCEP, các hiệp định thương mại với EU, Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan; đẩy mạnh hơn nữa vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác đầu tư, kinh doanh; bảo vệ lợi ích doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại, chống bảo hộ, áp đặt các tiêu chuẩn kép trong thương mại.

- Phát huy thế mạnh ngoại giao đa phương, kết hợp ngoại giao song phương và đa phương, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ những điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực chuẩn bị cho việc Việt Nam tham gia hiệu quả các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và Hội đồng Nhân quyền từ năm 2014.

- Triển khai đồng bộ và toàn diện công tác đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài... tạo thành sức mạnh tổng hợp, nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên thế giới.

Các tin khác