HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trọng dân,nâng cao vị thế doanh nghiệp

LTS: Ngày 8-12-2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII. Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014. Đây là đạo luật cơ bản, là nền tảng chính trị - pháp lý của đất nước, vừa mang thông điệp định hướng chính sách trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thời kỳ mới. ĐTTC phân tích một số điểm mới chung quanh đạo luật quan trọng này.

LTS: Ngày 8-12-2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII. Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014. Đây là đạo luật cơ bản, là nền tảng chính trị - pháp lý của đất nước, vừa mang thông điệp định hướng chính sách trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thời kỳ mới. ĐTTC phân tích một số điểm mới chung quanh đạo luật quan trọng này.

Chữ N viết hoa

Hiến pháp mới có một điểm rất mới: Chữ “Nhân dân” được viết hoa, điều không được thể hiện trong các văn bản dự thảo trước đó. Ngay tại lời nói đầu đã có 5 từ Nhân dân được viết hoa, sánh ngang với các chủ thể khác như Đảng, Nhà nước vẫn được viết hoa trong các văn bản, văn kiện chính thức trước nay.

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

(Trích Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam)

Quyền lực Nhân dân được công nhận sâu sắc hơn và thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các chương của Hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”.

Bố cục của Hiến pháp cũng thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng việc đưa từ Chương 5 lên Chương 2. Điều đó khẳng định Nhà nước cam kết bảo đảm, bảo vệ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân đúng như những nội dung công ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Quyền về tự do dân chủ, lập hội, biểu tình vẫn tiếp tục quy định trong Hiến pháp lần này cũng như các bản Hiến pháp trước đây.

Điều 4 Hiến pháp tiếp tục khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng bổ sung nội dung “Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Như vậy, có thể hiểu nếu Đảng quyết định không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân, lịch sử và đất nước. Đây là điểm rất mới trong việc tiếp thu các ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp và thể hiện nước ta kiên định xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Thật ra chữ “Nhân dân” viết hoa không mới. Hiến pháp đầu tiên nước ta đã tiếp thu tinh hoa các bản hiến pháp các nước, trong đó có Hiến pháp Hoa Kỳ: Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định quyền lực thuộc về Nhân dân, như “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” và quy định “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, “Nhân dân” xứng đáng để viết hoa và thực tế từ “Nhân dân” được viết hoa ngay từ bản hiến pháp đầu tiên của Hoa Kỳ khi lập quốc năm 1776.

Bản Hiến pháp này tuyên bố mọi quyền lực thuộc về con người, thuộc về Nhân dân chứ không phải các quốc vương thế tập, tầng lớp phong kiến, thực dân. Họ tự hào khai sáng nền dân chủ với cụm từ “Chúng ta - Nhân dân” (We the People), đến nỗi đã lập viện Bảo tàng Hiến pháp Quốc gia tại thành phố Philadenphia, bang Pennsylvania với tên gọi “We the People”. Điều này đến nay nước ta mới tiếp thu đưa vào Hiến pháp.

Khẳng định vai trò doanh nhân

Đạo luật gốc quốc gia cũng lần đầu tiên định danh chủ thể doanh nghiệp, doanh nhân. Cùng với việc khẳng định vị trí của công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, Hiến pháp đã bổ sung, khẳng định vai trò của doanh nhân.

Tại các dự thảo Hiến pháp trước khi thông qua, doanh nghiệp có nội hàm không phải với vai trò một lực lượng được khuyến khích, thúc đẩy phát triển, được bảo vệ, mà là một đối tượng bị giám sát. Trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta, doanh nghiệp, doanh nhân là một chủ thể trải qua bao thăng trầm, biến cố nghiệt ngã. Từ việc bị coi là đối tượng cần cải tạo (trong công thương nghiệp), rồi bị dè bỉu là con buôn, con phe, đối tượng bóc lột, hành nghề bất hợp pháp (thời bao cấp, kinh tế tập trung), nay thực sự doanh nhân được công nhận như một lực lượng xã hội, là đội quân xung kích trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.

Từ năm 2004, Đảng và Nhà nước đã ghi nhận, khẳng định vai trò của doanh nhân bằng việc quyết định tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm (ngày 13-10) và đã có nghị quyết chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới. Tuy vậy, trong thực tế vai trò doanh nhân, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vẫn bị xem nhẹ, thậm chí kỳ thị, phân biệt đối xử.

Nay việc hiến định, nêu chính danh trong Hiến pháp là nội dung rất quan trọng, thể hiện Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Điều này vừa hàm chứa thông điệp chính trị và định hướng chính sách phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa khẳng định nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm, doanh nhân là đội quân tiên phong thời bình, là trụ cột đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới.

Khu lưu niệm Bảo tàng Hiến pháp Hoa Kỳ với tên gọi We the People (Chúng tôi là Nhân dân). Ảnh: LTT

Khu lưu niệm Bảo tàng Hiến pháp Hoa Kỳ với tên gọi We the People
(Chúng tôi là Nhân dân). Ảnh: LTT

Sự xuất hiện của doanh nghiệp, doanh nhân trong Hiến pháp - khuôn khổ pháp lý vững chắc, lâu dài - sẽ bảo đảm quyền tự do kinh doanh, được Nhà nước khuyến khích, bảo hộ càng tạo niềm tin cho doanh nhân và đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng đất nước.

Mặt khác, điều này sẽ thúc đẩy điều chỉnh hệ thống chính sách, thể chế kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu mới là xây dựng đất nước tiến lên ấm no, hạnh phúc. Hiến pháp (sửa đổi) khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Điều này được giải thích không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, bởi các thành phần kinh tế khác đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Hiến pháp mới được thông qua đã khẳng định quyền lực thuộc về Nhân dân, là một bước tiến quan trọng phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Hiến pháp mới cũng mở ra một chương mới khuyến khích, cổ vũ doanh nghiệp, doanh nhân khơi dậy nguồn lực chính mình làm ăn bài bản, làm giàu cho mình và cho đất nước. Triển vọng mới đang mở ra trong năm mới, kỳ vọng nước ta sớm có một đội ngũ doanh nhân hùng mạnh, đủ sức hội nhập, cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Các tin khác