Tất cả quận huyện của TPHCM đề nghị công bố kiểm soát dịch, người lao động quay lại làm việc

(ĐTTCO) - Đến ngày 11-10, có 21 quận huyện và TP Thủ Đức của TPHCM được đề nghị công bố kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế. 
Tất cả quận huyện của TPHCM đề nghị công bố kiểm soát dịch, người lao động quay lại làm việc

Chiều 11-10, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và các vấn đề dư luận quan tâm, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải, cho biết kết quả phòng, chống dịch ngày càng đạt nhiều tín hiệu lạc quan.

Cụ thể, ngày 7-10, có 19 quận, huyện và TP Thủ Đức được đề nghị công bố kiểm soát dịch. Ngày 8-10 có thêm huyện Bình Chánh và đến ngày 11-10 thêm quận Bình Tân được đề nghị công bố kiểm soát dịch.

Như vậy, tính đến ngày 11-10, có 21 quận, huyện và TP Thủ Đức được đề nghị công bố kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Trước đó, quận 7 và 2 huyện Cần Giờ, Củ Chi đã công bố kiểm soát được dịch.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải cho biết, sau 10 ngày thực hiện Chỉ thị 18 của UBND TP, đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện "bình thường mới". Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ truyền thống hoạt động trở lại gày càng tăng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; công tác an sinh tiếp tục được triển khai.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dân thực hiện chưa nghiêm những quy định về phòng, chống dịch. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn chưa nhiều, việc đi lại của người dân TPHCM đến các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải thông tin tại buổi họPhó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải thông tin tại buổi họp báo chiều 11-10p báo chiều 11-10

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải thông tin tại buổi họp báo chiều 11-10.

TPHCM vẫn còn nhiều ca F0 trong cộng đồng. Ngày 8-10 có 2.215 ca F0; ngày 9-10 có 1.662 ca; ngày 10-10 có 1.067, ngày 11-10 có 1.527 ca.

Liên quan đến cơ chế thanh toán, điều trị Covid-19 của bệnh viện tư nhân, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế, cho biết Sở đã có văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính của cơ sở y tế tư nhân điều trị Covid-19.

Cụ thể, ngân sách Nhà nước trả chi phí điều trị Covid-19 như tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bệnh viện không được thu thêm tiền của người bệnh. Cơ sở y tế tư nhân phải tổ chức khám bệnh cho người mắc Covid-19 theo đúng quy định, không được từ chối, không được yêu cầu người bệnh ký cam kết chi trả chi phí điều trị Covid-19. Chi phí tiện ích ngoài quy định thì được thu thêm nhưng phải đúng giá đã niêm yết.

Theo bà Huỳnh Mai, có 3 bệnh viện dã chiến được giữ lại để ứng phó đáp ứng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 (Bệnh viện dã chiến số 13, số 16 và số 14). TP cũng phân công Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM sẽ tiếp nhận Trung tâm Hồi sức từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận Trung tâm Hồi sức từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận Trung tâm Hồi sức từ Bệnh viện Trung ương Huế.

Trả lời câu hỏi "Ngành y tế có cách nào giảm tải chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp?", bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cho biết theo quy định, sẽ có trường hợp cho phép làm mẫu gộp, và có trường hợp làm test nhanh kháng nguyên. Các đơn vị có thể căn cứ quy định để làm xét nghiệm dạng gộp hay test nhanh để tiết kiệm chi phí.

Theo ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM, nhu cầu người sử dụng lao động lớn. Một số địa phương giáp ranh như Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai…, người lao động quay trở lại TP làm việc nhiều hơn, các tỉnh khác đến thời điểm này chưa có đăng ký quay lại làm việc.

TPHCM đã xây dựng phương án đưa người lao động trở lại bằng phương tiện vận tải, xe đưa đón công nhân.

Các quận huyện và TP Thủ Đức được đề nghị công bố kiểm soát dịch ảnh 2

Dự kiến ngày 13-10 sẽ đưa vào vận chuyển thí điểm liên tỉnh, khi đó, người lao động trở lại TP tương đối thuận lợi. Cùng với đó, TP cũng xây dựng các bộ tiêu chí an toàn đối với các lĩnh vực. Trong đó ngành giao thông vận tải đã xây dựng bộ tiêu chí, phù hợp với tình hình mới; các quy định đó đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển bằng các phương tiện vận tải hành khách.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB & XH TPHCM cho biết, đến nay có 3.763.719 người được chi trả gói hỗ trợ đợt 3. Con số này vẫn tăng lên theo từng giờ trên 312 phường xã. Hiện có 6 đơn vị hành chính quận, huyện đã chi trả trên 90%.

Theo tiến độ này, đến ngày 15-10 sẽ hoàn thành việc chi hỗ trợ đợt 3.

Đại diện Bộ Tư lệnh TPHCM cho biết, đường dây nóng của Bộ Tư lệnh đã tiếp nhận 516 cuộc gọi với 843 người đăng ký về quê trên 50 tỉnh thành. Bộ Tư lệnh TP sẽ phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc, Công an TPHCM, Sở GT-VT tổ chức đưa bà con về quê. Dự kiến, từ ngày 15-10 sẽ bắt đầu.

Các tin khác