Theo dự thảo, người trúng đấu giá được quyền sử dụng biển số trúng đấu giá. Khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu.
Người trúng đấu giá cũng được quyền chuyển nhượng, bán, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe. Tuy nhiên, người trúng đấu giá không được chuyển nhượng riêng biển số trúng đấu giá mà phải kèm theo xe; còn người được chuyển nhượng xe có gắn biển số trúng đấu giá không được quyền giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác.
Theo dự thảo, giá khởi điểm của biển số đưa ra đấu giá tại Hà Nội và TPHCM là 40 triệu đồng, các địa phương còn lại là 20 triệu đồng. Biển số trúng đấu giá chỉ được cấp cho người đã đăng ký tham gia đấu giá và trúng đấu giá. Số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định sẽ phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương.
Các tin, bài viết khác
-
16 năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già
-
Khó xử phạt việc sử dụng xà bông ở trụ tắm nước ngọt công cộng
-
Đà Nẵng bác bỏ thông tin học sinh buộc phải tiêm vaccine Covid-19 để được nhập học
-
Thu phí không dừng: Vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ
-
Bánh trung thu nở rộ thương hiệu riêng
-
Timo chọn Trương Twins làm đại sứ dự án truyền cảm hứng
-
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh 2-9
-
Bến xe lớn tại TPHCM lên kế hoạch phục vụ người dân đi lại dịp lễ 2-9
-
Áp lực tuyển sinh đầu cấp
-
Chấn chỉnh ý thức tài xế, doanh nghiệp vận tải