Ngoài ra, có khoảng 500m kè chân biển bị xói lở, gạch lát bậc cấp kè biển bị bong tróc hư hỏng khoảng 200m2. Khi hậu quả bão số 7 chưa được khắc phục thì ảnh hưởng hoàn lưu bão số 9 tiếp tục khiến kè trọng lực bị sập, xâm thực với chiều dài khoảng 200m; kè xây đá bị sạt lở, đường dạo bộ bị hư hỏng nặng khoảng 500m. Riêng trên địa bàn phường Thu Thủy, có khoảng 800m bờ kè và đường dạo bộ bị sóng đánh sập hoàn toàn, toàn bộ hệ thống cây xanh bị đổ, gãy.
Trong khi đó, gần 2km bờ biển Cửa Lở (xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bị sạt lở, xâm thực vào đất liền gần 50m đe dọa cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống trong khu vực.
Ông Nguyễn Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Tam Hải, cho biết, sau mỗi đợt mưa bão, bờ biển Cửa Lở lại bị xâm thực sâu vào đất liền. Nhiều hộ dân nuôi tôm, cá bị sóng biển phá hồ tôm, lồng bè nuôi cá. Hiện nay, chính quyền địa phương khuyến khích các hộ nuôi tôm, lồng bè cá di dời đến nơi khác vì sạt lở đe dọa tính mạng và tài sản. Trong khi đó, vùng giáp ranh giữa hai thôn Thuận An và Tân Lập, thuộc xã đảo Tam Hải, bờ biển bị sạt lở sâu đến 30m, ăn sát móng nhà nhiều hộ dân.
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM sẽ xử lý cá nhân, tập thể chậm chi trả hỗ trợ tiền nhà cho người lao động
-
Trải nghiệm cùng Waterbus
-
Người đẹp Huỳnh Nguyễn Mai Phương đăng quang Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022
-
Tây Ninh nhìn từ trên cao
-
Chậm trễ giải ngân, khi nào người lao động nhận được hết tiền hỗ trợ thuê nhà?
-
TPHCM: Xử lý nghiêm các cuộc gọi, tin nhắn rác
-
Nghỉ việc không chỉ vì lương thấp
-
Vườn xương rồng hơn 4.000 cây của chàng trai 9X Quảng Ngãi
-
Xây dựng Trung tâm Phát hành và phổ biến phim trực tuyến: Chưa mừng đã lo
-
Biệt đội tìm nấm lim xanh