Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn

(ĐTTCO) - Khi quyết tâm tham gia triển lãm quốc tế đầu tiên “London International Exhibition on Industry and Art -1862” và thành công rực rỡ tại “Second Paris International Exposition of 1867”, lãnh chúa Shimazu mong muốn được phương Tây biết đến, công nhận và giúp đỡ phiên bản Satsuma độc lập khỏi Nhật Bản trước khi Mạc Phủ chuyển giao chính quyền cho Thiên hoàng.
  Khi quyết tâm tham gia triển lãm quốc tế đầu tiên “London International Exhibition on Industry and Art -1862” và thành công rực rỡ tại “Second Paris International Exposition of 1867”, lãnh chúa Shimazu mong muốn được phương Tây biết đến, công nhận và giúp đỡ phiên bản Satsuma độc lập khỏi Nhật Bản trước khi Mạc Phủ chuyển giao chính quyền cho Thiên hoàng. Satsuma từ đó trở thành thương hiệu gốm đất nung nổi tiếng thế giới với hai dòng: Gosu-blue vẽ trên men xanh cobalt phục vụ Trà đạo được sản xuất rất ít trước 1873, và dòng dệt thổ cẩm dát vàng kỹ thuật Nishikide-Kinrande kỷ nguyên Minh Trị được phương Tây ngưỡng mộ, săn tìm.  
Những ngày TPHCM giãn cách triệt để, còn gì “giết thời gian” thú vị hơn bằng “ngồi thật yên” chiêm ngắm và phân tích cổ vật, nhất là kỳ ngoạn gốm sứ gắn liền văn minh lịch sử. Siêu phẩm chúng tôi giới thiệu kỳ này là bình hoa đại cao 105cm có niên đại 1818-1890, kết hợp kỹ mỹ thuật hai dòng gốm nêu trên thật độc dị và hoàn hảo, cùng với số phận đặc biệt gắn liền tâm tình và khát vọng lãnh chúa Shimazu với vùng địa lý đặc thù, đã đưa kỹ nghệ Nhật Bản nổi tiếng khắp toàn cầu. 

Kết hợp hoàn mỹ các kỹ mỹ thuật nung vẽ, nhũ mạ và đi trước thời đại 70 năm?
Làm một tác phẩm tranh gốm nung, việc tạo tác thai cốt gốm hoàn chỉnh kích thước lớn nung củi đầu thế kỷ 19 không nứt vỡ, đảm bảo men tro gỗ tự rạn nhuyễn dưới nhiệt độ khoảng 800oC không dễ, nếu không nói phải chịu nhiều phế phẩm.
Toàn thân hai gốm nung hoàn hảo sẽ được vẽ thổ cẩm hoàn mỹ với màu, gợi mở kỹ thuật moriage (盛り上げ) trượt các gờ hoa văn (hứa hẹn sẽ thịnh hành đúng 50 năm sau) và dùng bút lông điểm xuyết khuôn mặt, nếp áo nhân vật; tiếp đó các phần nhũ vàng thật bằng kỹ thuật Kinrande (金襴手). Nghệ nhân đem nung lần thứ 2 phải canh thủ công nhiệt lò, kiểm soát chuẩn bảo ôn theo nhiệt nóng chảy của vàng 1.337,33oK (hay 1.064,18°C). 
Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn ảnh 1 Triện và các ký tự trên thân bình.
Tiếp bước nữa kết hợp song song bồi kín men cobalt những không gian trống, điều chỉnh các nét họa bút lông mờ phai và đem nung lần 3 dưới nhiệt độ khoảng 600oC theo nhiệt men đảm bảo cho màu xanh chuẩn cùng các hình ảnh nhân vật thật thanh thoát sống động. Thành phẩm hoàn chỉnh để nguội sẽ được chuyển sang công đoạn đánh bóng vàng và tẩy rửa đảm bảo không làm mờ hoặc trầy xước bề mặt men.
Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn ảnh 2
Hội nhập quốc tế bằng triện ghi dấu xuất xứ theo chuẩn phương Tây
Một triện dấu đặc biệt và duy nhất, không chỉ khẳng định xuất xứ từ lò lãnh chúa Shimazu mấy trăm năm độc quyền sản xuất đồ trà và trang trí các phủ đệ, mà chiếc triện đặc biệt này thể hiện bộ óc kinh tài của người Nhật với thông điệp gửi các nhà sưu tập hậu thế:
Thứ nhất, lần đầu tiên định danh đồ gốm yaki (焼) gắn liền vùng địa lý Satsuma (薩摩) với tên gọi đồ gốm Satsuma-yaki (薩摩焼).
Thứ hai, lần đầu tiên sản phẩm gốm Nhật Bản thời Edo vốn do Mạc Phủ kiểm soát được ghi tên triều đại, đọc từ phải sang trái theo lối viết thuần Hán tự (Kanji): Cột phải Bunsei Nguyên niên (文政元年) và cột bên trái Kỉ bát nguyệt biên (己八月辺) - phản ánh sản phẩm hoàn thiện trong tháng 8 năm đầu tiên triều đại Thiên hoàng Ninkō (仁孝, 1800-1846).
Thứ ba, lần đầu tiên triện dấu thể hiện hai gia huy vàng  “chữ thập trong vòng tròn”, vừa biểu hiện cờ hiệu gia tộc Shimazu (島津氏), cũng là biểu tượng của thương hiệu gốm Satsuma - lúc này vẫn chưa được thế giới biết đến; một dấu tròn xanh lớn trên cùng và chữ ký (書判,Kaki-han) không thể đọc được của nghệ nhân hoặc thợ gốm ở cuối, nhưng khẳng định hàng gốc Gosu-blue đỉnh cao nhất thời đó – 1816.
Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn ảnh 3
Liệu chiếc bình hoa lớn phức hợp này không những chỉ là một kỳ ngoạn Satsuma hoàn hảo thời Edo (江戸) đã góp hoàn thiện trường phái hội họa Kano (狩野) có từ thế kỷ 15 với dòng Kyo-Satsuma vốn chỉ ổn định và thịnh hành 50 năm sau, được Tây phương ưa chuộng, mà còn là tác phẩm Gosu-blue của nghệ thuật men bí truyền mà người sở hữu đã thể hiện đầy đủ nhất dưới triện? Và, tại sao thân bình phản ánh các ký tự: phiên Satsuma Đại Nhật Bản (大日本薩摩) và Đại Nhật Bản sử (大日本史) là biểu tượng văn minh thời thống nhất Nhật Bản và ban hành hiến pháp đế quốc 1868-1890?
Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn ảnh 4 Những hình ảnh hoàn mỹ của bình hoa niên đại 1818-1890.
Số phận kỳ lạ của bình hoa niên đại 1818-1890 và kiến giải dưới góc nhìn lịch sử
Từ sự lan tỏa thú đam mê sưu tập cổ ngoạn đến người Việt qua Báo ĐTTC, Hội quán Long Chương vinh dự gặp gỡ và được kiến giải thêm từ những nhà sưu tập cổ vật gốm sứ bậc thầy. Khi tham gia đấu giá quốc tế sản phẩm thuộc về bảo tàng truyền thống gia đình Shimazu vẫn còn lưu tại quốc đảo, chúng tôi phân vân số phận kỳ lạ chiếc bình không được xuất khẩu đã đành, tự hỏi tại sao chiếc cổ bình thực sự quá may mắn không bị nứt vỡ cho đến tận năm đấu giá 2021?
Thắc mắc đó đã được 2 nhà sưu tập Satsuma bậc thầy Nguyễn Hữu Thìn và Nguyễn Hữu Phúc hỗ trợ. Là những tinh hoa Việt truyền thống khoa bảng, 2 ông trở thành những doanh nhân Sài Gòn thành đạt và sưu tập nghệ thuật hàng đầu với hội họa trên vải của các danh họa Việt Nam, thế giới và đặc biệt tranh họa trên gốm nung, đã cho chúng tôi những kiến giải hợp lý nhất: 
Qua xem xét toàn bộ, rõ ràng trân phẩm là bức thổ cẩm dệt tinh tế được phủ lên men gốm với toàn cảnh Thần Phật tập hợp, là đặc trưng tôn giáo thời Edo và vẫn xuyên suốt thống nhất sau năm 1868. Những thông điệp Đại Nhật Bản, giai đoạn phú quốc cường binh (富國強兵) công nghiệp hóa, tiến lên Đế quốc Đại Nhật Bản (大日本帝國) từ năm 1889 - ở châu Á lần đầu mới có. Đây chắc chắn là tác phẩm hiếm hoi được nghệ nhân lò Shimazu đời sau hoàn thiện từ một phôi gốm được nung khó khăn nhưng chưa hội đủ kỹ thuật để hoàn thiện kỹ thuật Kinrande, bởi thời Edo vẫn còn bế quan tỏa cảng. 
Kỳ ngoạn Satsuma (Gosu-Blue) niên đại 1818-1890 và giới sưu tập Sài Gòn ảnh 5 Nhà sưu tập Nguyễn Hữu Thìn và Nguyễn Hữu Phúc với tác phẩm.
Theo dấu triện, mặc dù thân vương Ninkō (仁孝) lên ngôi do Thiên hoàng Kōkaku (光格, 1771-1840) thoái vị khoảng ngoại biên tháng 10-1817, ông vẫn sử dụng lại niên hiệu của cha, với niên hiệu Bunka nguyên niên (文化, 1817-1818). Năm 1818, Ninkō đổi niên hiệu thành Bunsei (文政). Thời kỳ Ninkō nắm quyền đánh dấu sự chuyển biến khá lớn của Nhật Bản: mất mùa và đói kém, phong trào Tân học phái chống Shogun, sự phát triển của kinh tế cận đại ở các Mạc Phiên đe dọa kinh tế, Mạc Phủ xua đuổi tàu thuyền nước ngoài 1825, Bão Siebold hủy diệt Kyushu 8-1828, động đất cường độ 6,5 ± 0,2 năm 1830... dẫn tới cuộc cải cách đổi niên hiệu Tenpō (天保) năm 1830. 
Lịch sử kỷ nguyên Bunka và Bunsei 1817-1818, phản ảnh giống kỷ nguyên thống nhất 50 năm sau đó Mạc Phủ - Thiên Hoàng 1867-1868, Khổng phái chống cách tân, hủy bỏ giai cấp lãnh chúa địa phương (廃藩置県) 8-1871, đợt đối kháng cuối cùng Satsuma Boshin 1877 và ban hành hiến pháp đầu tiên 1890. Lịch sử được tái lập nhưng vươn lên tầm cao mới!
Sản phẩm thai gốm Satsuma trắng ngà nung hoàn thiện ban đầu gắn liền niên đại Bunsei, vì thế sẽ nằm trong khoảng tháng 4-1818 đến 12-1830, nghệ nhân truyền thừa Gosu-blue đã thực hiện trang trí men xanh và nhũ vàng trong khoảng thời gian tối thiểu 4-1868 đến 11-1890. Tuy triện đáy không thể ghi thêm Hán tự Đại Nhật Bản, nhưng với dòng gốm nung Nhật Bản cho phép người nghệ nhân tài hoa hoặc chính họ thực hiện tiếp tác phẩm hoặc người kế thừa sẽ hoàn thiện nhưng không thay đổi dấu triện. Tác phẩm này có thể người nghệ nhân dòng tộc Shimazu đã lưu lại hậu thế một tác phẩm độc đáo, thách thức những nhận định sai lạc của hậu thế sưu tập đam mê nếu không am tường.
Tác phẩm mang thông điệp tình thương Đức Phật và Thần nhân được dự kiến tặng cho một bệnh viện từ thiện tại Lâm Đồng trong năm 2022, như một biểu tượng tinh thần xã hội hóa nhà nước và nhân dân chung tay vượt qua sự tàn phá của đại dịch Covid-19. 

Các tin khác