Phòng Thương mại EU: Trung Quốc đã mất đi sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư

(ĐTTCO) - Phòng Thương mại EU cho biết sự tham gia của các thành viên 'không còn được coi là đương nhiên' ở siêu cường châu Á.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc đã cảnh báo rằng các công ty của họ đang bị buộc phải “cắt giảm, nội địa hóa và đóng cửa” hoạt động tại quốc gia châu Á này vì Trung Quốc đang mất đi “sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư”.

Đánh giá về quan hệ kinh doanh của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho đến nay là bi quan nhất kể từ khi thành lập vào năm 2000, một năm trước khi Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Trong năm qua, đã có một sự thay đổi đáng kể về trọng tâm tại trụ sở chính của các công ty châu Âu khi đánh giá về Trung Quốc”, Phòng thương mại cho biết trong báo cáo hàng năm được công bố hôm thứ Tư 21/9.

“Trung Quốc đã nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn của mình như một điểm đến đầu tư”.

Cảnh báo được đưa ra khi EU đánh giá lại mối quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc.

Brussels và Bắc Kinh đã gặp bế tắc về một thỏa thuận thương mại được đề xuất sau khi không đạt nhất trí về vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Đại diện EU Josep Borrell đã mô tả hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các bên vào tháng 4 là “cuộc đối thoại của những người khiếm thính”.

Brussels sắp áp dụng một loạt công cụ để trả đũa các đối tác thương mại ngăn cản khả năng tiếp cận thị trường của các công ty châu Âu. Các biện pháp này dự kiến sẽ được áp dụng với Trung Quốc.

Cơ quan điều tra cho biết kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu, không có doanh nghiệp mới nào của EU tiến vào thị trường Trung Quốc.

Các giao thức thay đổi nhanh chóng đối với việc nhập khẩu hàng hóa - bao gồm khử trùng và đôi khi tịch thu bưu kiện - đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng của các công ty, trong khi các lệnh cấm nghiêm trọng được áp dụng trên toàn quốc đã ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài những vấn đề đại dịch này, EU đã mô tả khoảng cách chính trị ngày càng gia tăng, với việc các công ty đang bị "giám sát ngày càng nhiều" đối với các hoạt động của họ ở Trung Quốc.

Wuttke nói: “Trung Quốc không còn được coi là một điểm đến tìm nguồn cung ứng ổn định”.

Các tin khác