Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) đã giảm tốc trong quý 2 vừa qua khi chỉ tăng trưởng 0,2%, thấp hơn mức 0,4% trong quý trước đó.
Số liệu từ Eurostat cũng cho thấy lạm phát tại 19 quốc gia thành viên Eurozone giảm từ 1,3% trong tháng Sáu xuống 1,1% trong tháng Bảy này, cách xa mục tiêu 2% do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh giảm từ mức 7,6% trong tháng Năm xuống còn 7,5% trong tháng Sáu, mức thấp nhất trong 10 năm.
Tại Liên minh châu Âu (EU) với 28 thành viên, kinh tế khối này cũng chứng kiến sự giảm tốc, khi tốc độ tăng trưởng trong quý 2 vừa qua giảm xuống 0,2%, so với mức 0,5% trong quý trước.
Tất cả các số liệu trên có thể sẽ được điều chỉnh trong những tháng tới, nhưng những thống kê này phù hợp với kỳ vọng của thị trường, theo ước tính của công ty dữ liệu Factset.
Nhà kinh tế học Jack Allen Reynold thuộc công ty tư vấn Capital Economics nhận định số liệu kinh tế yếu sẽ củng cố khả năng ECB tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế tại cuộc họp vào tháng Chín tới.
Tuần trước, ECB đã đánh đi tín hiệu rằng ngân hàng này thậm chí có thể hạ thấp hơn lãi suất vốn đã mức âm và đưa ra chương trình nới lỏng định trị giá hàng tỷ euro.
Theo kết quả khảo sát công bố ngày 24/7 vừa qua của nhà cung cấp dịch vụ thông tin IHS Markit, tăng trưởng kinh doanh của Eurozone trong tháng Bảy này đã tụt xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua, với ngành chế tạo của Đức và một số nền kinh tế khác tăng trưởng chậm lại một cách đáng lo ngại.
Cũng trong tháng Bảy này, Ủy ban châu Âu (EC) đã giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone năm 2020, do căng thẳng thương mại trên toàn cầu và những bất ổn chính trị, đặc biệt là nguy cơ Anh ra khỏi EU mà không đạt thỏa thuận.
EC dự báo GDP của Eurozone sẽ tăng trưởng 1,4% vào năm 2020, so với mức 1,5% được đưa ra hồi tháng Năm. Mức dự báo cho năm nay được giữ nguyên là 1,2%, so với con số của năm 2018 là 1,9%.
EC cho rằng những rủi ro đã gia tăng, chủ yếu đến từ chính sách thương mại ngày càng khó dự đoán của Mỹ, khi nước này vẫn dọa áp thuế trừng phạt lên một loạt hàng hóa của EU.
Các tin, bài viết khác
-
Dàn xe “khủng” của Đội công binh số 1 Việt Nam lăn bánh tại phái bộ UNISFA
-
Tác giả “Cha giàu cha nghèo” Robert Kiyosaki đang chờ “bắt đáy” Bitcoin ở 1.100 USD
-
Giá vàng hôm nay 30/6: Mất mốc 51 triệu đồng, “nín thở” chờ tín hiệu từ Fed, ECB, BOE
-
Phố Wall vật lộn để phục hồi; Dầu kết thúc chuỗi 3 ngày “thắng đậm”
-
NATO mời Thụy Điển và Phần Lan gia nhập
-
G7 cạnh tranh trực diện với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc
-
Doanh thu khai thác Bitcoin ngày càng tốn kém, động lực để Bitcoin bứt phá lên 69.000 USD?
-
Đà phục hồi của thị trường gấu “bốc hơi”; Dầu gia tăng lợi nhuận
-
Giá vàng hôm nay 29/6: Giữ mốc 51 triệu đồng, Trung Quốc nới lỏng các hạn chế Covid
-
Trung Quốc, NATO và cách khủng hoảng Ukraine tràn sang châu Á - Thái Bình Dương