Chile ra lệnh khóa cửa thủ đô dù đã tiêm phòng gần 60% dân số

(ĐTTCO) - Các giường chăm sóc đặc biệt ở Santiago đã chạm 98% công suất trong bối cảnh làn sóng virus mới bùng phát, dù Chile đã tiêm chủng đầy đủ cho 58% dân số.
Người dân đi bộ tại một khu thương mại ở Santiago. (AFP qua Getty Images)
Người dân đi bộ tại một khu thương mại ở Santiago. (AFP qua Getty Images)

Chile đã thông báo ngừng hoạt động ở thủ đô Santiago, trong bối cảnh số ca nhiễm coronavirus gia tăng, mặc dù hơn một nửa dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.

Theo lệnh khóa cửa mới, hàng triệu người sống ở Santiago sẽ bị buộc phải ở nhà bắt đầu từ thứ Bảy 12/6.

Việc khóa cửa diễn ra khi Chile báo cáo 7.716 ca mới hàng ngày vào thứ Năm 10/6, với các quan chức y tế cảnh báo rằng các giường chăm sóc đặc biệt đã gần hết công suất.

Trong một tuyên bố, Jose Luis Espinoza, chủ tịch Liên đoàn Điều dưỡng Quốc gia Chile, cho biết các giường chăm sóc đặc biệt ở khu vực thủ đô đã chạm 98% công suất.

Ông cảnh báo rằng các nhân viên chăm sóc sức khỏe và hiệp hội của ông đang "trên bờ vực sụp đổ".

Sự gia tăng các ca nhiễm đã diễn ra ngay cả khi hơn một nửa đất nước đã được tiêm chủng đầy đủ, với khoảng 58% cư dân đã được tiêm vắc xin đầy đủ và có tới 75% trên khắp đất nước đã nhận được ít nhất một liều vắc xin. Nước này hiện là quốc gia dẫn đầu về tiêm chủng ở châu Mỹ.

Phần lớn những người nhiễm Covid ở vùng thủ đô được cho là chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Vắc xin không có hiệu quả 100% và chúng cần thời gian để đạt được mức hiệu quả cao nhất. Nhưng làn sóng thứ hai ở Chile cũng được cho là được thúc đẩy bởi sự mệt mỏi khi khóa cửa và sự gia tăng của nhiều biến thể dễ lây lan hơn.

Tiến sĩ Cesar Cortes, một bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện Đại học Chile, cho biết ông tin rằng một phần của vấn đề là những người ở nhà vào năm ngoái vì lo ngại nhiễm vi-rút giờ đây lo ngại hơn về việc không có việc làm.

Tuy nhiên, ông nói rằng nếu không có chương trình tiêm chủng tiên tiến của Chile, ông tin rằng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

Chile cho đến nay đã sử dụng gần 23 triệu liều vắc xin, trong đó phần lớn là vaccine Trung Quốc (17,2 triệu liều Sinovac), tiếp đó là 4,6 triệu liều của Pfizer/ BioNTech và chưa đến 1 triệu liều của AstraZeneca và của CanSino (TQ).

Các tin khác