VAMC cũng xử lý và phối hợp với các tổ chức tín dụng (TCTD) thu hồi nợ xấu được 47.515 tỷ đồng dư nợ gốc, đạt 95,03% kế hoạch. Lũy kế từ khi thành lập đến cuối năm 2020, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đạt 374.622 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, xử lý thu hồi nợ đạt 167.019 tỷ đồng, đặc biệt từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD do Quốc hội ban hành có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC chiếm 63% tổng số thu hồi nợ lũy kế. Bên cạnh đó, VAMC cũng phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ khách hàng mua hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ.
Liên quan đến Chiến lược phát triển của VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của NHNN vừa ban hành nêu rõ, một trong những nhiệm vụ đặt ra với VAMC giai đoạn 2021-2025 là phải thành lập, đưa vào vận hành sàn giao dịch nợ, lãnh đạo VAMC cho biết, sàn giao dịch mua bán nợ xấu sớm ra mắt đầu năm 2021. Tuy nhiên, để sàn giao dịch này vận hành, sớm nhất phải đến năm 2022 vì cần chuẩn bị đầy đủ các quy định pháp lý liên quan.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
-
Trấn áp tội phạm tín dụng đen, thúc đẩy các kênh chính thức
-
Bộ đệm phòng chống nợ xấu đã an toàn?
-
Bitcoin và các loại tiền ảo không phải là tiền thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hiện nay
-
Thị trường tiền tệ trong nước sau quyết định tăng lãi suất của Fed
-
Gỡ vướng gói hỗ trợ lãi suất 2%
-
Rút VNĐ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ khó phát huy
-
Cảnh giác hình thức cho vay tiền trực tuyến
-
Phá đường dây cho vay lãi nặng với tổng số tiền hơn 1.800 tỷ đồng
-
Cho vay điện tử còn nhiều rào cản