Bình ổn giá tại TPHCM

Bài 3: Thiếu điểm bình ổn giá tại các chợ

Chợ truyền thống là nơi phân phối hàng hóa gần gũi với người tiêu dùng, nhất là những người dân lao động có thu nhập thấp. do vậy, hàng bình ổn giá đến tay phân khúc người tiêu dùng này sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, những điểm bán hàng bình ổn giá tại các chợ lại chưa nhiều và chưa phát huy được tác dụng, gây thiệt thòi cho một bộ phận không nhỏ người dân.

Chợ truyền thống là nơi phân phối hàng hóa gần gũi với người tiêu dùng, nhất là những người dân lao động có thu nhập thấp. do vậy, hàng bình ổn giá đến tay phân khúc người tiêu dùng này sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, những điểm bán hàng bình ổn giá tại các chợ lại chưa nhiều và chưa phát huy được tác dụng, gây thiệt thòi cho một bộ phận không nhỏ người dân.

Đỏ mắt tìm điểm bình ổn

Muốn tìm ra các điểm bình ổn giá tại các chợ là việc khó. Địa chỉ 318 Nguyễn Xí phường 13 quận Bình Thạnh được công bố trên website của Sở Công Thương TPHCM đăng ký bán hàng bình ổn của Công ty Ba Huân. tuy nhiên, nơi đây không treo băng rôn bán hàng bình ổn, cũng không bán hàng của Công ty Ba Huân, mà chỉ cung cấp thịt và trứng gia cầm của một công ty thực phẩm khác không tham gia chương trình bình ổn. Khi được hỏi về việc này, người bán hàng có thái độ không vui, nói ở đây chỉ có bán mặt hàng này.

Một số điểm đăng ký bán hàng bình ổn khác tại chợ Cầu Đỏ như điểm bán hàng Quốc Thị Thanh Thanh, Phùng Thị Kim Anh không có địa chỉ cụ thể nên dù có gắng cũng không tìm ra. Cửa hàng Hồng Sơn tại 159 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh nằm ở khu vực đông dân cư, nhiều người mua sắm tấp nập nhưng cũng không treo bảng bán hàng bình ổn, các vỉ trứng gia cầm cũng không niêm yết giá bán.

Điểm bán hàng 318 Nguyễn Xí có trong danh sách bán hàng bình ổn, tuy nhiên, nơi đây không treo biển và cũng không bán hàng bình ổn. Ảnh: LÃ ANH

Điểm bán hàng 318 Nguyễn Xí có trong danh sách bán hàng bình ổn, tuy nhiên, nơi đây không treo biển và cũng không bán hàng bình ổn. Ảnh: LÃ ANH

Nhiều người dân lao động thu nhập thấp phản ánh: Mua hàng ở các chợ ít khi nào tiếp cận được hàng bình ổn ngoài trứng gà, trứng vịt. công nhân ngụ tại khu dân cư Bắc Lương Bèo, quận Bình Tân, cho biết lâu nay vẫn mua thực phẩm tại các chợ tự phát với giá cao, dầu ăn từ 36.000-45.000 đồng/lít, đường cát 24.000-25.000 đồng/kg, vì không biết mua hàng bình ổn ở đâu. Thậm chí, nhiều người chưa hề biết có chương trình bán hàng bình ổn giá, cũng ít vào các siêu thị mua hàng vì vẫn nghĩ làm sao hàng ở những nơi mua sắm cao cấp giá lại rẻ hơn ở chợ. Như vậy, trên thực tế, hàng bình ổn chỉ mới đến được tay người tiêu dùng thu nhập cao mà thôi.

Chưa thu hút tiểu thương

UBND TPHCM đã quyết định chi 660 tỷ đồng để bình ổn giá 10 mặt hàng trong năm 2011-2012, bắt đầu từ tháng 4. Chương trình sẽ ưu tiên thực hiện bình ổn 3 nhóm hàng thiết yếu, gồm lương thực - thực phẩm, sách vở, dụng cụ học sinh và thuốc chữa bệnh. Giá bán hàng được điều chỉnh linh động theo biến động thị trường. Nếu chi phí sản xuất tăng cao hơn 15% so với thời điểm đăng ký giá, DN được điều chỉnh tăng giá bán; còn nếu giá hàng hóa trên thị trường giảm từ 5% trở lên, DN phải điều chỉnh giảm giá tương ứng.

Lâu nay, Sở Công Thương TPHCM vẫn quan tâm mời gọi các DN tham gia phân phối hàng bình ổn cho các tiểu thương tại các chợ lẻ để góp phần kiềm giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết những quầy bán hàng bình ổn tại chợ chỉ tập trung vào mặt hàng trứng và thịt gia súc, gia cầm của các công ty Ba Huân, Vissan và Phạm Tôn. Trong năm nay, Sở Công Thương thông báo sẽ có 2.188 điểm bán hàng bình ổn, nhưng chỉ có 801 điểm bán tại các chợ.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, nhìn nhận do mức chiết khấu của các mặt hàng bình ổn rất thấp, chỉ từ 1-2% nên khó thu hút tiểu thương tham gia. Nếu xây dựng những điểm bán mới, sẽ cầm chắc lỗ. Tuy vậy, trong thời gian tới, Sở sẽ có những giải pháp hiệu quả hơn để vận động tiểu thương tham gia chương trình,  đưa các mặt hàng bình ổn đến với người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập thấp.

Ông Trần Sĩ Duy, đại diện CTCP SX TM Thành Thành Công cam kết trong thời gian tới sẽ kết hợp với các cửa hàng của Vissan và Ba Huân để mở rộng thêm các điểm bán hàng bình ổn. Ông Võ Quốc Ân, Phó Giám đốc CTCP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn, còn băn khoăn: “Việc phân phối các mặt hàng bình ổn đến các chợ còn phụ thuộc vào tiểu thương có đăng ký bán hàng bình ổn hay không, nếu các tiểu thương tại chợ không đăng ký, dù công ty có muốn cũng khó đưa hàng về chợ”.

(Còn tiếp)

Các tin khác