SCIC và sứ mệnh cầu nối gọi vốn quốc tế vào Việt Nam

(ĐTTCO)-Với vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nỗ lực kết nối với các quỹ đầu tư nhằm đưa dòng vốn ngoại vào tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, góp phần phát triển bền vững.
Các đại biểu tham dự hội nghị quốc tế Tăng cường hợp tác với quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Các đại biểu tham dự hội nghị quốc tế Tăng cường hợp tác với quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Tích cực kết nối với các quỹ quốc tế

Với kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, SCIC đang từng bước chuyển mình hoạt động để từng bước trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ. Một trong những giải pháp được SCIC đã và đang thực hiện là kết nối quỹ đầu tư quốc tế, làm cầu nối giúp dòng tín dụng xanh đổ vào Việt Nam.

Mới đây, SCIC phối hợp với Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức hội nghị quốc tế Tăng cường hợp tác với quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Ông Lê Thanh Tuấn, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, việc tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ trương được Chính phủ thực hiện nhằm hỗ trợ phát triển và kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp.

Với vai trò, nhiệm vụ của mình, SCIC đang tích cực kết nối với các quỹ đầu tư quốc gia các nước tìm kiếm cơ hội hợp tác để cùng hợp tác đầu tư thu hút nguồn tài chính xanh vào Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, tạo động lực, sức lan tỏa cho tăng trưởng bền vững.

Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, từ nay đến 2030 Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD cho phát triển bền vững bền vững. Trong đó, nguồn vốn nội địa chỉ khoảng 30%. Vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư luôn thường trực, luôn xuất hiện trong việc tái cơ cấu, mua bán sáp nhập, đầu tư với doanh nghiệp nhà nước.

Để huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam giới thiệu Việt Nam, tham gia vào các sáng kiến, nền tảng quốc tế, tài chính bền vững. Đây là nền tảng đa phương, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể đối thoại, nhà đầu tư nắm bắt cơ hội. Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc, Argentina, và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia vào nền tảng này.

Đi đầu trong thương thảo để hút dòng vốn ngoại

Ông Lê Thanh Tuấn nhấn mạnh, trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, SCIC cũng như các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò và tiềm lực để đi tiên phong trong đối thoại, thương thảo với đối tác quốc tế để có thể thu hút nhiều hơn nguồn vốn tiềm năng, có chất lượng của các quỹ đầu tư cũng như nguồn tài chính xanh cho nền kinh tế Việt Nam.

SCIC đang tích cực kết nối với các quỹ đầu tư quốc gia các nước tìm kiếm cơ hội hợp tác để cùng hợp tác đầu tư thu hút nguồn tài chính xanh vào Việt Nam. Từ đó góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, tạo động lực, sức lan tỏa cho tăng trưởng bền vững.

Ông Lê Thanh Tuấn, Phó Tổng giám đốc SCIC

Thời gian tới, SCIC đang được định hướng trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ. SCIC sẽ chú trọng phối hợp với định chế tài chính, quỹ đầu tư trong nước và ngoài nước, các tập đoàn, tổng công ty thuộc hệ sinh thái Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư xanh thông qua công cụ như thành lập quỹ đầu tư chung, công ty đầu tư như bảo lãnh, phát hành trái phiếu xanh.; Thành lập các quỹ đầu tư để đầu tư vào ngành, lĩnh vực và dự án trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam; Huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế; Thu hút quỹ đầu tư quốc gia các nước mua cổ phần tại doanh nghiệp trong danh mục của SCIC;Từ đó tập trung vào doanh nghiệp phát triển hiệu quả kinh tế và giải pháp bền vững môi trường.

Ông Alain Cany – Giám đốc quốc gia Quỹ Jardines Matherson.

Ông Alain Cany – Giám đốc quốc gia Quỹ Jardines Matherson.

Ông Alain Cany – Giám đốc quốc gia Quỹ Jardines Matherson cho rằng, với định hướng trở thành Quỹ đầu tư thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ, thời gian tới SCIC cần tăng cường tương tác, tăng cường quản trị để từng bước đưa ra cách làm hay. Với điều hành tốt, SCIC đã đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia.

Với vai trò đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Alain Cany khuyến nghị SCIC cần tái cơ cấu lại DNNN và làm sao để các doanh nghiệp này hấp dẫn hơn, có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng hay niêm yết trên sàn chứng khoán để thu hút nhà đầu tư.

“Là một doanh nghiệp nắm giữ số lượng DNNN lớn hiện nay, tôi nghĩ SCIC là một trong những DN phù hợp nhất để trở thành Quỹ đầu tư thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ”, ông Alain Cany đánh giá.

Các tin khác