Ngày 18-1, UBND TP.HCM đề nghị nhà đầu tư các dự án BOT khẩn trương lắp đặt thiết bị thu phí điện tử không dừng (đối với các làn thu phí còn lại) bảo đảm tại mỗi trạm chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp theo quy định, hoàn thành trong quý 1-2022.
Các nhà đầu tư cũng được đề nghị khắc phục triệt để các tồn tại, phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, bảo đảm thuận lợi cho phương tiện giao thông.
TP giao sở ngành, quận huyện... vận động chủ xe thuộc đối tượng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ dán thẻ, sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng khi qua các trạm theo đúng quy định. Công an TP chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp, tăng cường điều tiết; xử phạt đối với người lái xe không đủ điều kiện đi vào làn thu phí điện tử không dừng gây cản trở giao thông.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện có 3 trạm thu phí BOT tại TP.HCM chưa lắp đủ số làn thu phí tự động không dừng. Cụ thể, trạm An Sương - An Lạc cần lắp thêm 4 làn, trạm cầu Phú Mỹ 6 làn, trạm xa lộ Hà Nội 8 làn.
Còn thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ thu phí, số lượng xe dán thẻ thu phí không dừng đến cuối năm 2021 của TP là 250.480 (chiếm 37,07%). Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị TP.HCM vận động các chủ xe để đảm bảo đến tháng 6-2022 đạt tối thiểu 90% các xe thuộc đối tượng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ dán thẻ sử dụng dịch vụ.
Các tin, bài viết khác
-
Thêm đường kết nối từ TP Thủ Đức tới cầu Thủ Thiêm 2
-
Sau 31-7, dự án nào chưa lắp đủ làn thu phí không dừng phải xả trạm
-
Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khởi công trong tháng 5 này
-
11.700 tỷ đồng để xử lý bất cập 8 dự án BOT giao thông
-
VEC chây ì sửa chữa hư hỏng tại cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
-
Công bố danh mục 10 cảng cạn Việt Nam
-
Nghiên cứu tái lập vòng xoay trăm tuổi ở TP.HCM
-
Chốt thời điểm khởi công cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4
-
Bao giờ di dời cảng Tân Thuận?
-
Quá tải hạ tầng giao thông TPHCM: Đừng 'nhắm mắt' dồn vào một chỗ