Cao tốc Bắc- Nam đoạn qua tỉnh Khánh Hòa có tổng chiều dài 55km, gồm 2 dự án thành phần gồm: Nha Trang- Cam Lâm và Cam Lâm- Vĩnh Hảo. Đến nay, đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ hơn 2.400 trường hợp, 7 khu tái định cư đang được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu tái định cư cho khoảng 140 hộ dân.
Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng là việc di dời các công trình hạ tầng. Theo đó, có 90 vị trí hạ tầng kỹ thuật phải di dời, trong đó, 3 vị trí điện cao thế 120 KV, 5 vị trí điện cao thế 110KV, 44 vị trí điện trung thế, còn lại là ống dẫn nước, cáp viễn thông...
Phương án bồi thường, hỗ trợ di dời đường điện đã được các địa phương phê duyệt nhưng chủ sở hữu các công trình không đủ năng lực, nguồn lực để di dời. Hiện, tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành các thủ tục để đấu thầu, lựa chọn đơn vị thi công di dời đường điện phục vụ giải tỏa mặt bằng cao tốc Bắc- Nam.
Ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Khó nhất đối với di dời hạ tầng là chủ yếu di dời điện cao thế và trung thế. Kinh phí di dời khá lớn, phương án và kinh phí đền bù, hỗ trợ đã phê duyệt rồi. Nhưng hiện nay chủ các hạ tầng không đủ lực lượng, nguồn lực đảm bảo di dời theo tiến độ. Chúng tôi đang tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn nhà thầu có năng lực, để đấu thầu, di dời hạ tầng này".
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Quy hoạch TPHCM phải tạo đột phá cho kinh tế
-
TP.HCM chưa có dự án bãi đậu xe ngầm nào thành hiện thực
-
Hạ tầng giao thông khu vực phía Nam TP.HCM không đáp ứng yêu cầu phát triển
-
Chậm tiến độ bàn giao mốc giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Điều chỉnh quy hoạch khu 'tam giác vàng' giữa trung tâm TP.HCM
-
Giải bài toán kẹt xe quanh cao ốc ở TP.HCM như thế nào?
-
Cần thêm khoảng 700 nền đất tái định cư cho khu sân bay Long Thành
-
Cần quy rõ trách nhiệm trong việc chậm tiến độ tuyến đường Hồ Chí Minh
-
ĐBSCL lấy cát đâu làm đường?
-
TP.HCM vạch tiến độ cụ thể, quyết khai thác đường Vành đai 4 vào năm 2028