Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang

(ĐTTCO) - Ngành thủ công mỹ nghệ Nhật Bản vốn rất nổi tiếng nhất thế giới cuối thế kỷ 19, đứng đầu là đồ sơn mài (漆器, shikki) tinh tế với lượng nghệ nhân đông đảo nhất, được nhà nước vinh danh Bảo vật Quốc gia, bởi kỹ thuật vô cùng phức tạp. Đó là nhờ vào tay nghề truyền thống lâu đời và thiên nhiên khắc nghiệt ban tặng cho dân tộc này ba tài nguyên là vàng, bạc và gỗ rừng đa dạng, gắn với những đặc thù thú vị rất riêng của mỹ thuật sơn mài Maki-e xứ mặt trời mọc.
Đặc trưng của đồ sơn mài Nhật Bản
Sơn mài Nhật Bản đa dạng và phong phú nhờ nghệ nhân sử dụng 6 kỹ thuật tạo tác phổ biến, gồm: Ikkanbari (一閑張, hoặc Harinuki (張貫)) áp các lớp sơn mài lên giấy được tạo hình trong khuôn; Shunkei-nuri (春慶塗) phết sơn mài trong suốt trên gỗ nhuộm vàng hoặc đỏ, phô bày vân gỗ tự nhiên; Iro-urushi (色漆) hay “sơn mài màu”, do Shitaba Zeshin (柴田是真, 1807-1891) cải cách không chỉ thêm bột màu vào sơn mài trong mà còn sử dụng các chất khác trộn vào để đạt được nhiều hiệu ứng; Urushi-hanga 
(漆絵画) in từ sơn mài khô, chạm khắc và cuối cùng sơn giống như in khối bằng sơn mài sắc tố thay vì màu in truyền thống; Raden (螺鈿) dùng dát khảm vỏ (螺) cây, trứng và ngà voi trang trí tác phẩm có đế bằng gỗ; và Maki-e (蒔絵) sử dụng bột kim loại vàng, bạc, đồng và hợp kim phết lên bằng ống tre hoặc bàn chải mịn. 
Trong đó kỹ thuật Ikkanbari và Shunkei-nuri phổ biến được sử dụng làm đồ uống Trà. Chỉ riêng các kỹ thuật Maki-e khác nhau đã mở rộng khả năng biểu đạt nghệ thuật và có tính trang trí cao của nghệ nhân xứng đáng sắc phong Bảo vật quốc gia.
Thế giới đương đại có thể trải nghiệm lịch sử và hào quang “con đường sơn mài xứ Phù Tang” trên các chất liệu tre, gỗ, giấy đồ da thuộc, đá, rổ rá đan, gốm sứ, kim loại, thủy tinh và cả nhựa ở Bảo tàng Nghệ thuật đương đại thế kỷ 21. Tại Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa Nagoya, có cả chiếc quần dài cô dâu với kỹ thuật Maki-e thời Edo được chỉ định làm Bảo vật Quốc gia. Có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập lớn tất cả các dòng sơn mài cổ giai đoạn 1600-1900 của Charles A. 
Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang ảnh 1
Greenfield tại Mỹ, hay Marie Antoinette tại Pháp, đã phân chia trưng bày giữa Louvre, Bảo tàng Guimet và Cung điện Versailles. Những tác phẩm sơn mài xuất khẩu với 2.500 món đặc sắc nhất đang trưng bày tại Bảo tàng Victoria and Albert ở London (Anh). Hay có thể ngắm các kiệt tác chuyên biệt của Shitaba Zeshin (柴田是真, 1807-1891) cùng các nghệ nhân hàng đầu do giáo sư viện sĩ hàn lâm Á Âu (Eurasian) Nasser D. Khalili (một nhà sưu tập người Anh gốc Iran, sở hữu và triển lãm quốc tế tại 4 quốc gia Âu Mỹ). Và đa phần các kiệt tác sơn mài này đều sử dụng kỹ thuật Maki-e trên gỗ, thể hiện đẳng cấp của người dùng cũng như độ thẩm mỹ và tinh xảo từng món đồ.

Kỹ thuật sơn mài Maki-e trên gỗ
Sơn mài Maki-e chia thành ba kỹ thuật: Hira (平), Togidashi (研出) và Taka (高). Riêng kỹ thuật phức tạp nhất khi kết hợp giữa Togidashi và Taka gọi là Shishiai Togidashi (肉合研出). Nhìn chung, tất cả các quy trình Maki-e này chỉ bắt đầu sau khi đã hoàn thiện quy trình sản xuất đồ sơn mài thô. Nghĩa là, cần phải tạo một lớp sơn mài dày trước bằng cách lặp lại một loạt các công việc như phủ sơn mài lên gỗ hoặc giấy bằng dao hoặc cọ, làm khô và đánh bóng, rồi sau đó mới qua các bước:
Hira maki-e: vẽ hoa văn bằng sơn, gieo và sấy khô bột; sau khi sấy khô, chỉ sơn và đánh bóng phần hoa văn. Cụ thể: quá trình Okime phác thảo sơ bộ tranh trên giấy Washi mỏng chồng lên nhau, sau đó sơn mài được áp cho đường viền được vẽ trên washi bằng một bàn chải mỏng, rồi ép lên bề mặt của đồ sơn mài; bước Jigaki chuẩn bị trước khi rắc bột kim loại là bôi sơn mài lên nơi cần rắc để dùng làm chất kết dính; Funmaki rắc bột kim loại bằng lông ống chim hoặc ống trúc, rồi phủ sơn mài ướt lên trên lớp bột kim loại để bảo vệ, sau đó mới làm khô; Funtogi sẽ đánh bóng nhẹ đầu tiên cho lộ bề mặt bột kim loại đã nhúng trong sơn mài; cuối cùng, toàn bộ đồ sơn mài được đánh bóng bằng hạt mài có kích thước hạt khác nhau, quá trình Suri-urushi giữa mỗi lần đánh bóng là lặp lại việc chà sơn mài và làm khô. 
Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang ảnh 2
Togidashi maki-e: Togidashi và Hira có cùng các bước quy trình trước khi áp sơn mài để bảo vệ bột kim loại. Togidashi bắt đầu Nurikomi phủ một lớp sơn mài đen lên hình ảnh và hoa văn; khi đã khô, đánh bóng cho đến khi lộ ra bề mặt bột kim loại. Sau đó, đánh bóng bằng hạt mài có kích thước hạt khác nhau, chà và làm khô như Hira, nhưng quy trình của mỗi quá trình có khác nhau. Vì toàn bộ bề mặt bao gồm cả hoa văn được phủ một lớp sơn mài và sau đó được đánh bóng nên bề mặt của hoa văn và nền trở nên mịn và bột kim loại khó rơi ra hơn Hira maki-e. 
Taka maki-e: Sơn mài được trộn với than hoặc các hạt khoáng chất sét để tăng độ dẻo và dùng vẽ trên bề mặt để nâng cao họa tiết. Tên của kỹ thuật này khác nhau tùy thuộc vào loại hạt được trộn: trộn Sumikoage-taka (炭粉上高) với bột than, Suzuage-taka (錫上高) với bột thiếc và Sabiage-taka (錆上高) với bột đá mài hoặc đất sét bột. Quá trình mài và làm khô cũng tương tự như Hira.
Shishiai Togidashi maki-e: Sau khi nâng cao mô hình họa tiết trong quá trình Taka, nó sẽ được hoàn thiện thông qua quá trình Togidashi. Không giống như Togidashi maki-e, bề mặt sơn mài Shishiai Togidashi không mịn ngay cả sau khi đánh bóng vì ảnh hưởng quá trình Taka. 

Những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang 
Sản phẩm “sơn mài gỗ tự nhiên” chỉ được tính khi làm từ gỗ cây Tochi (栃) hoặc Keyaki 
(欅). Đến thế kỷ 19, nghệ nhân làm sơn mài vẫn bị giới hạn sắc tố tự nhiên trong 5 màu đỏ, đen, vàng, xanh lá và nâu. Các lãnh chúa quý tộc thường cho sản xuất đồ đạc đám cưới với đủ loại sơn mài đen hoặc đỏ son có họa tiết hoa văn đẹp nhất, kèm theo gia huy dòng dõi xuất thân, kể từ ngày quý nữ chào đời. Đồ tế nhuyễn như tay cầm hộp trang điểm và gương cầm tay… luôn được thiết kế hoàn hảo từ trong ra ngoài với số lượng dùng cho cả đời đẹp hoàn hảo như bộ đám cưới công nữ xứ Satsuma (Hình 1).
Nghệ thuật Maki-e trên gỗ và những điều thú vị của sơn mài xứ Phù Tang ảnh 3
“Cây Urushi” (漆) theo chiết tự chữ Hán chỉ thấy ghi bộ thủy (氵) mà không có bộ mộc (木) ở bên trái - ý nghĩa không dùng để lấy gỗ mà để lấy chất sáp. “Dầu sơn mài Urushi” có mùi đặc thù, sau chiết tách cho màu hổ phách đậm, là một loại chất độc khi chưa khô thường gây kích ứng da và có thể gây bỏng, phù nề khi tiếp xúc trực tiếp là nguyên nhân thử thách chọn người học nghề sơn mài. Oxit sắt (Colcothar) và Chu sa (Sulfua thủy ngân) thường được phối vào để sản xuất sơn mài đỏ son như các loại khay trà và trà cụ khác dùng trong trong Trà đạo (Hình 2).
So với gốm sứ, đồ sơn mài là vật dụng thay đổi theo thời gian. Khi càng sử dụng thì bề mặt sẽ càng bóng đẹp, tuy nhiên màu sắc cũng dần dần thay đổi theo thời gian như thông điệp dự báo kiếp sống tạo vật vô thường. Đồ sơn mài không chỉ tạo ra để sử dụng và đẹp thêm khi sử dụng, nghệ thuật sơn mài trong Thư đạo càng cho thấy sự bay bổng tiêu biểu qua hộp đựng nghiên mực và thủy trì được vẽ hạc trên nền sơn mài đen thật mịn màng thanh thoát (Hình 3).
Sơn mài Maki-e trên chất liệu gỗ thường mang lại cho người dùng cảm giác mềm mại nhất. Vì khó truyền nhiệt nên dễ cầm nắm, khi đựng đồ ăn cũng lâu nguội hơn, người Nhật vận dụng ưu điểm đồ sơn mài để chế tác đồ gia dụng sang trọng, trên đó vẽ nhiều loại hoa điểu họ theo cảm nhận biến đổi các mùa. Những hộp cơm Bento (重箱) 2, 3 tầng vẽ hạc, hoa trà hoặc lá thường xuân cẩn ốc thể hiện triết lý “ẩm hòa thực đức” với ý thức ẩm thực hòa hợp với thiên nhiên hoàn hảo (Hình 4). 
Thuật ngữ “Shikki” được toàn thế giới nhận diện qua vật dụng như những bộ đồ ăn, đồ trang trí cá nhân bằng “Sơn mài màu” phổ biến gắn liền văn hóa ẩm thực Nhật Bản xa hoa. Không chỉ tạo tác những hộp nữ trang kỹ thuật Togidashi maki-e hoàn mỹ với biểu tượng quốc hoa Cúc hoàng gia (Hình 5), nghệ nhân thường vẽ trang trí một cách ngẫu nhiên lên mặt trong các nắp bát sơn son thếp vàng dày như các Gaiwan đỏ vẽ hoa Phù Dung, Mẫu Đơn, Thục quỳ đầy sức thu hút và quyến rũ (Hình 6).
“Sushi lacquer” là một khái niệm sơn mài thú vị nhất về “Sơn mài đen”. Từ thời cổ đại, sơn mài đen xuất hiện với màu đen tuyền được tạo ra từ tro của cây thông bị đốt cháy, dầu mè và dầu Canola. Sơn mài đen với mực tro và sơn mài trong suốt được xem như thuốc nhuộm tự nhiên. Sơn mài tinh khiết tạo ra khi trộn sơn mài thô để làm đồng phục sơn mài Nayashi, sử dụng nhiệt mặt trời để loại bỏ độ ẩm của sơn mài và làm Kurome cho bớt nhớt gọi là Sushi lacquer - và khi thêm sắt vào, nó sẽ trở thành sơn mài đen với hai loại chủ yếu là sơn mài không sơn dầu và sơn mài sơn dầu. Nghệ nhân chỉ việc vẽ Sengaki vài nét đơn giản nổi bật như con cá Tráp để trang trí là đủ (Hình 7).

Các tin khác