NHNN chi nhánh TPHCM yêu cầu các TCTD siết tín dụng bất động sản

(ĐTTCO) - NHNN chi nhánh TPHCM yêu cầu các TCTD thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân, hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản (BĐS) cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ BĐS.


NHNN chi nhánh TPHCM yêu cầu các TCTD thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân.
NHNN chi nhánh TPHCM yêu cầu các TCTD thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân.

Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh TPHCM vừa có văn bản gửi các TCTD trên địa bàn liên quan đến việc phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh.

Cụ thể, các TCTD trên địa bàn TPHCM được yêu cầu phải quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và chuyển tiền thu được từ BĐS ra nước ngoài.

Đồng thời, các TCTD thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân, hạn chế tín dụng cho đầu tư BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

Trước đó, NHNN đã yêu cầu các TCTD không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

Các TCTD cũng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nêu trên.

Cũng theo công bố của NHNN chi nhánh TPHCM, trong 4 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng trên địa bàn hiện đạt trên 3 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng dư nợ tín dụng trên toàn quốc.

Tín dụng trên địa bàn đã tăng nhanh trong 4 tháng do nhu cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh cải thiện đáng kể. Tín dụng bằng VNĐ chiếm ưu thế, chiếm 93% và tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân khi đạt tới 7,6%.

Các khoản vay của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất bứt phá mạnh mẽ, khi đạt mức tăng tới 23,4% so với cuối năm ngoái, đạt trên 400.000 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng VNĐ đối với năm lĩnh vực ưu tiên đạt 196.000 tỷ đồng với lãi suất không quá 4,5%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay DN nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao nhất, 76% trong tổng dư nợ của chương trình này.

Các tin khác