Ngân hàng lớn nhất Thung lũng Silicon sụp đổ, CEO đã kịp tháo vốn

(ĐTTCO) - Ngày 10/3, ngân hàng lớn nhất Thung lũng Silicon của Mỹ, Silicon Valley Bank (SVB) đã bị cơ quan quản lý Mỹ buộc đóng cửa, sau khi khách hàng rút 42 tỷ USD - 25% tổng số tiền gửi của ngân hàng này - chỉ trong một ngày. Nhưng trước đó, CEO của SVB là Greg Becker đã bán số cổ phiếu trị giá 3.6 triệu USD của mình tại ngân hàng.
Ngân hàng lớn nhất Thung lũng Silicon sụp đổ, CEO đã kịp tháo vốn

Silicon Valley Bank đã bị cơ quan quản lý Mỹ buộc đóng cửa, sau khi khách hàng rút 42 tỷ USD - 25% tổng số tiền gửi của ngân hàng này - chỉ trong một ngày. Nhưng trước đó, CEO của SVB là Greg Becker đã bán số cổ phiếu trị giá 3.6 triệu USD của mình ngân hàng.

Vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai

Với tổng tài sản khoảng 209 tỷ USD, SVB đã trở thành ngân hàng phá sản lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, chỉ sau vụ sụp đổ của Washington Mutual năm 2008. Chưa đầy 18 tháng trước, SVB từng được định giá hơn 44 tỷ USD.

Quy mô rút tiền tại SVB đã được tiết lộ trong một lệnh của cơ quan quản lý tài chính bang California vào cùng ngày 10/3. Cơ quan này cho biết SVB đã mất khả năng thanh toán và thanh khoản của ngân hàng là không đủ để duy trì hoạt động.

SVB có “số dư tiền mặt âm” khoảng 958 triệu USD. Nhiều khách hàng của SVB là các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) cũng như các start-up công nghệ và chăm sóc sức khoẻ. Một số có số dư tài khoản tại SVB vượt quá số tiền tối đa được bảo đảm bởi FDIC.

CEO tháo vốn

Ông Becker đã bán 12,451 cổ phiếu vào ngày 27/2, theo hồ sơ công khai. Đây là lần đầu tiên sau hơn một năm vị CEO này bán cổ phần của công ty mẹ SVB Financial Group.

CEO SVB Greg Becker.

Hồ sơ cho thấy giao dịch bán được thực hiện thông qua một quỹ ủy thác do chính ông kiểm soát. Quỹ này được sử dụng để lập kế hoạch quản lý tài sản cho các cá nhân và gia đình sau khi mất đi. Ông Becker đã đệ trình kế hoạch cho phép ông bán số cổ phần này vào ngày 26/01.

Kế hoạch giao dịch được sắp xếp trước của ông Becker không hề bất hợp pháp. Những kế hoạch giao dịch kiểu này được Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) thiết lập vào năm 2000 để ngăn chặn hành vi giao dịch nội gián.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng các kế hoạch bán cổ phần được sắp xếp trước, được gọi là kế hoạch 10b5-1, có những sơ hở đáng kể, bao gồm cả việc không có thời gian giãn cách giữa ngày đăng ký bán và ngày thực hiện bán.

Các tin khác