Trong đó nhóm nông sản chính 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là các thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỷ USD (tăng 7,9%), chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu, trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu.
Đóng góp vào thành công của việc tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỷ USD gồm: Càphê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.Ngành nông nghiệp đang kỳ vọng xuất khẩu cả năm 2022 sẽ đạt 55 tỷ USD, cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu mới này, ngành sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nợ vay của Chính phủ nhích tăng, dư nợ công lên tới 3,7 triệu tỷ đồng
-
HSBC: Kinh tế Việt Nam thành công
-
Khẩn trương đưa ra xét xử 9 vụ án trọng điểm dư luận xã hội quan tâm
-
ADB: Dữ liệu lớn ở Đông Nam Á tạo ra giá trị hơn 100 tỷ USD
-
Phát triển năng lượng xanh: Vấn đề đầu tiên là ‘tiền đâu?’
-
DN vận tải khó giá cước vì không thể 'chạy' theo chu kỳ điều hành xăng, dầu
-
Tại sao lại bắt dán thẻ ETC mới cho đăng kiểm xe ô tô?
-
Thống nhất phương án đầu tư 2 tuyến đường sắt tổng vốn đầu tư hơn 91.300 tỷ đồng
-
Tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP
-
Thủ tướng phân công 6 tổ công tác kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công