Các bảng hiệu mới được Ban quản lý các chợ hỗ trợ lắp miễn phí theo mẫu thống nhất, ghi rõ mặt hàng kinh doanh, giấy phép kinh doanh và niêm yết giá công khai.

Chị Kim Oanh, chủ quầy thịt bò tại chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, TP HCM cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều khách hàng thay đổi thói quen mua sắm, tìm đến các cửa hàng bách hóa, siêu thị… nên chợ không còn đông như trước. Vì thế, việc lắp đặt mới các bảng hiệu trước mỗi quầy hàng nhằm tạo cảm giác yên tâm hơn cho người tiêu dùng khi đến với các chợ truyền thống.
Chị Oanh chia sẻ: “Bảng hiệu với tên quầy, mình bán cái gì sẽ được thể hiện rõ, khách hàng người ta mua cảm thấy ngon người ta sẽ giới thiệu lại cho người khác đến quầy số mấy, tên gì. Do đó, khách mua dễ tìm hơn, tin tưởng hơn vì lúc nào quầy cũng phải giữ sạch sẽ”.

Những ngày này, tại các chợ truyền thống tại TP HCM, lượng hàng hóa về chợ dồi dào để phục vụ người dân sắm Tết. Tuy nhiên, sức mua các mặt hàng bánh kẹo, mứt, đồ khô… chưa cao; còn các mặt hàng rau củ, thịt tươi sống, tiêu thụ khá ổn định.
Việc lắp các bảng hiệu đầy đủ thông tin khiến cho các khu chợ trở nên khang trang hơn, người tiêu dùng an tâm và tiểu thương cũng ý thức hơn trong tuân thủ quy định về vệ sinh ATTP và bán đúng giá niêm yết để thu hút nhiều khách hàng đến với chợ truyền thống.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm 2022
-
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề thương mại song phương
-
Doanh nhân cần nhiều khát vọng làm giàu cho mình và đất nước
-
TPHCM không có chủ trương “xóa sổ” KCX-KCN nào
-
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
-
Giá cước vận tải giảm... từ từ
-
Trăn trở vấn đề nợ đọng xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng "cầu cứu" Thủ tướng
-
Xăng RON 95 giảm 940 đồng, về mức 24.660 đồng/lít
-
4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp ngắn hạn và 4 nhóm dài hạn hỗ trợ DN phục hồi, phát triển bền vững
-
Thủ tướng bàn giải pháp để phát triển doanh nghiệp đúng hướng, lành mạnh