Vận động các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất giỏi tham gia tổ hợp tác, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tiến đến thành lập HTX, vận động các hộ trang trại làm nòng cốt thành lập các HTX mới; củng cố các HTX hiện có, giải quyết các khó khăn HTX đang vướng mắc, kiên quyết giải thể các HTX ngưng hoạt động, hoạt động không hiệu quả kéo dài, nâng cao năng lực của các HTX đang hoạt động hiệu quả; phát triển HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao của TP.
Trong đó tập trung phát triển HTX hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP, bao gồm: rau, hoa kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ, cá cảnh. Tổ chức hoạt động của HTX chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu vào (giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản,...); hướng dẫn kỹ thuật, kiểm soát quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức thu gom, sơ chế, chế biến sản phẩm của thành viên và cung cấp cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
UBND TP cũng sẽ xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm nông nghiệp theo mô hình: hộ nông dân - HTX - doanh nghiệp. Trong đó, hộ nông dân là chủ đất, tham gia liên kết với nhau thành lập HTX và góp vốn vào HTX. HTX là đầu mối đảm nhận tổ chức sản xuất hoặc dịch vụ mà hộ nông dân riêng lẻ không thể làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả như: nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất đến từng hộ nông dân, hướng dẫn quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ đầu vào, kiểm soát chất lượng nhằm cung ứng cho doanh nghiệp với số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp sẽ đảm nhận vai trò tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phân phối sản phẩm của HTX đến người tiêu dùng.
TP phấn đấu đến năm 2020 xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các chương trình cây, con giống trọng điểm của TP như: rau, hoa, heo, bò sữa, bò thịt, thủy sản… theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp, công ty, siêu thị từ đầu vào đến đầu ra. Đến hết năm 2020, 100% xã nông thôn mới có HTX hoạt động trên địa bàn và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.
Các tin, bài viết khác
-
Xuất khẩu cá tra tháng 7 thấp nhất trong 7 tháng đầu năm
-
Chuyên gia châu Âu đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam
-
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
-
Hỗ trợ lãi suất 2%: Thành lập ngay các đoàn công tác, nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở
-
Gói hỗ trợ 2% lãi suất: Chiếc "phao vàng" không dễ tiếp cận
-
Mexico trở thành điểm sáng trong xuất khẩu cá tra của Việt Nam
-
Để phát triển KCX - KCN hiệu quả, bền vững hơn: Chịu nhiều áp lực
-
Thí điểm lập Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc tại TPHCM
-
Nợ vay của Chính phủ nhích tăng, dư nợ công lên tới 3,7 triệu tỷ đồng
-
HSBC: Kinh tế Việt Nam thành công