Trong ngày làm việc đầu tuần, Quốc Hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Các thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đây là phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Một nội dung quan trọng khác cũng sẽ được Quốc hội xem xét tại phiên họp toàn thể ngày 16-6 là Dự thảo nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Dự kiến Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ báo cáo giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Các ngày làm việc khác trong tuần, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua hàng loạt dự luật và văn kiện, trong đó có bộ 3 dự luật dự kiến có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế là Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Các luật khác cũng có trong danh sách được thông qua là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Bên cạnh đó, các nghị quyết được cơ quan lập pháp xem xét thông qua gồm: Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018... Các nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác...
Ngay trước khi bế mạc kỳ họp (dự kiến ngày 19-6), cơ quan lập pháp sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung của kỳ họp, trong đó có nội dung về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (nếu có), việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Một số dự án luật tiếp tục được Quốc hội thảo luận, góp ý tại các phiên họp ở tổ đại biểu và phiên họp toàn thể tại hội trường, trong đó đáng lưu ý là Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đón đọc ĐTTC số 151 phát hành thứ hai ngày 30-5-2022
-
Món nào giá cũng tăng, các nhà bán lẻ vừa 'níu' giá vừa... than trời
-
Triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất: Kỳ vọng vực dậy “sức khỏe” doanh nghiệp
-
Chủ doanh nghiệp nợ thuế sẽ không được phép thành lập công ty mới
-
Nhật Bản nới lỏng cảnh báo đi lại với Việt Nam và 35 quốc gia và vùng lãnh thổ
-
Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét phát triển lại dự án điện hạt nhân
-
Giải pháp gỡ “điểm nghẽn” thu phí điện tử không dừng
-
S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+
-
Dệt may Việt Nam: Mạnh nhưng chưa vững
-
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Anh: Thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường