Việt Nam đã vượt qua một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc... để trở thành điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn ở châu Á.
Bộ phận phân tích thông tin (EIU) thuộc tạp chí The Economist (Anh) đưa ra nhận định trên trong báo cáo được trang mạng eurasiantimes.com trích dẫn ngày 14/1.
Theo báo cáo của EIU, các yếu tố khiến Việt Nam hấp dẫn hơn các nước khác là nhờ động lực khuyến khích các doanh nghiệp quốc tế thành lập các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đội ngũ lao động chi phí thấp và có ngày càng nhiều hiệp định thương mại tự do.
Về những lý do khiến Việt Nam trở nên thân thiện với nhà đầu tư, chiến lược gia Ruchir Sharma chuyên về thị trường mới nổi tại Morgan Stanley cho rằng FDI của Việt Nam đạt trung bình hơn 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - tỷ lệ cao nhất ở bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào.
Báo cáo giải thích Ấn Độ phù hợp để trở thành trung tâm sản xuất tiếp theo trong khu vực sau khi các công ty bắt đầu tách khỏi Trung Quốc. Chính vì chi phí lao động ở Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn sau năm 2013 nên đã dẫn đến việc giảm nguồn vốn FDI và phân bổ sang các nước châu Á khác.
Báo cáo cũng chỉ ra các lợi thế của Việt Nam là các chính sách luôn điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu thị trường. Chính những biến động mạnh mẽ trong môi trường đầu tư và kinh doanh đã giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với FDI. Ngoài ra, sự ổn định chính trị-xã hội và cơ cấu dân số đã giúp Việt Nam giành được niềm tin của các nhà đầu tư.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) gần đây giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã mang lại lợi ích cho Việt Nam khi EU dỡ bỏ 85% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam trong năm 2020. Báo cáo cho rằng các công ty sản xuất giày dép ở Việt Nam hưởng lợi lớn nhất từ FTA.
Từ tháng 8/2020, khoảng 40% hàng xuất khẩu sang EU trong lĩnh vực sản xuất giày dép, từng chịu mức thuế 30%, đã được dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan.
Từ tháng 1-4/2020, Việt Nam có mức FDI đăng ký hơn 12 tỷ USD. Theo Vietnam Briefing, ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đến tháng 9/2020, Việt Nam thu hút được trên 21 tỷ USD, tương đương hơn 81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đón đọc ĐTTC số 162 phát hành thứ hai ngày 15-8-2022
-
Biến động tỷ giá và những hệ lụy đối với nền kinh tế Việt Nam
-
Nghịch lý tăng dễ, giảm khó
-
Giá xăng dầu giảm mạnh, giá hàng hóa giảm nhỏ giọt: Ai kiểm tra, xử phạt, kéo giá xuống?
-
Bãi bỏ quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ôtô từ ngày 1-10
-
Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm 2022
-
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề thương mại song phương
-
Doanh nhân cần nhiều khát vọng làm giàu cho mình và đất nước
-
TPHCM không có chủ trương “xóa sổ” KCX-KCN nào
-
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông