Tham dự phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ nội vụ.
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đề nghị các đại biểu góp ý thêm về các vấn đề liên quan đến bộ máy chính quyền quận, phường. Theo thứ trưởng, trong quản lý đô thị ở quận, phường, có các công việc mang tính thời hạn, cần tập trung lực lượng để đáp ứng sự hài lòng của người dân. Thứ trưởng gợi ý thảo luận về quy định cho phép UBND quận, UBND phường được ký hợp đồng trong một số trường hợp để hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong thông tin, dự kiến ngày 31-12, TPHCM tổ chức lễ công bố Nghị quyết 1111 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức. Dự kiến sẽ có 4 Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức. Các cơ quan chuyên môn thuộc TP Thủ Đức có không quá 13 phòng. TP Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ cao nên cần thiết lập thêm Phòng Khoa học - Công nghệ.
Dự thảo nghị định quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM có một chương đề cập đến một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thủ Đức. Về các nội dung này, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ ban hành một nghị định riêng. Trong lúc chưa triển khai chính sách đặc thù thì sẽ vận dụng những điều kiện tốt nhất giúp TP Thủ Đức phát triển.
Trong văn bản góp ý gửi Bộ Nội vụ, UBND TPHCM nêu, khi TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021 thì HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ. Do đó, việc xử lý các nhiệm vụ về tài chính - ngân sách còn tồn đọng thuộc thẩm quyền của HĐND quận 2, 9 và Thủ Đức phải hoàn tất; trong đó có nội dung quyết toán về thu, chi ngân sách.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, ban soạn thảo, tổ biên tập sẽ ghi nhận các ý kiến góp ý. Những vấn đề có ý kiến khác nhau sẽ được báo cáo Chính phủ. Trong dự thảo nghị định, ban soạn thảo, tổ biên tập thống nhất đổi tên chương thành (nghĩa là gì ) “Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND TP thuộc TPHCM và vấn đề tài chính - ngân sách địa phương”. Đồng thời, có thêm quy định về phân cấp, ủy quyền. Trong cơ cấu các phòng chuyên môn, có không quá 13 phòng và có Phòng Khoa học - Công nghệ.
TP Thủ Đức là cấp hành chính tương đương cấp huyện nhưng ở mức độ cao - là TP thuộc TPHCM - mới thành lập nên sẽ có 4 phó chủ tịch. Lưu ý số Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức sẽ được bố trí từ 3 quận nhập lại, thứ trưởng đề nghị TPHCM cần đảm bảo lộ trình và chính sách, quyền lợi cho cán bộ dôi dư.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đón đọc ĐTTC số 162 phát hành thứ hai ngày 15-8-2022
-
Biến động tỷ giá và những hệ lụy đối với nền kinh tế Việt Nam
-
Nghịch lý tăng dễ, giảm khó
-
Giá xăng dầu giảm mạnh, giá hàng hóa giảm nhỏ giọt: Ai kiểm tra, xử phạt, kéo giá xuống?
-
Bãi bỏ quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ôtô từ ngày 1-10
-
Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm 2022
-
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề thương mại song phương
-
Doanh nhân cần nhiều khát vọng làm giàu cho mình và đất nước
-
TPHCM không có chủ trương “xóa sổ” KCX-KCN nào
-
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông