Cả nước hiện có gần 400 khu công nghiệp đã thành lập, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 20 khu kinh tế ven biển, tổng lao động trực tiếp ở các khu này là gần 4 triệu người. Khu vực thương mại có 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại, gần 9.000 chợ với các hộ kinh doanh cá thể, 600.000 nhà hàng. Cả nước cũng có 700 cụm công nghiệp với khoảng 600.000 lao động. Đây là những nơi tập trung đông người nhưng vẫn bắt buộc phải hoạt động sản xuất, nếu không sẽ dẫn đến việc bị đứt gãy nền kinh tế.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho biết dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng tâm lý người dân khi mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh, do tin tưởng vào khả năng cung ứng hàng hóa thiết yếu của hệ thống phân phối, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ.
Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường. Tại TPHCM, tình hình thị trường ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không biến động. Tại các tỉnh thành như Cà Mau, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tăng cường đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu, để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
“Chúng ta thống nhất quán triệt tập trung cao cho phòng chống dịch trong các cơ sở công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu thương mại trên địa bàn cả nước”, Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu đề cao trách nhiệm người đứng đầu của mỗi cấp.
Giám đốc sở công thương, cục trưởng cục quản lý thị trường, người đứng đầu của các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp ủy, chính quyền, trước cấp trên trực tiếp về những nhiệm vụ phòng chống dịch.
Lãnh đạo các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn phải có cam kết bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên trực tiếp về những nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi mà được giao.
Từ khoá :
Tin liên quan
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ tối đa đề xuất tăng tỷ lệ ngân sách cho TPHCM
-
Bloomberg: Masan muốn huy động 1 tỷ USD cho mảng thức ăn chăn nuôi
-
73 người nhiễm Covid-19 trong ngày 13-5
-
Người Việt gửi về nước hơn 17 tỷ USD trong năm 2020
-
Nhận đầu tư 100 tỷ từ Shark Thủy, sữa đậu nành Soya Garden vẫn chạy khỏi thị trường TPHCM
Các tin, bài viết khác
-
Hà Nội yêu cầu kê khai và giảm cước vận tải khi giá xăng dầu ‘lao dốc’
-
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
-
Mỹ rơi vào suy thoái kỹ thuật, xuất nhập khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
-
Campuchia kiểm tra mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
-
Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu: Vẫn khó tác động giảm giá xăng trong nước
-
Cảnh báo rủi ro xuất, nhập khẩu cuối năm do biến động tỷ giá
-
Sau 11-8, giá xăng có thể giảm 1.300 đồng về mức 23.000 đồng/lít
-
WB: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7,5% trong năm nay
-
Sau Mexico, đến lượt Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế với thép Việt Nam
-
Chuyển hướng linh hoạt để đẩy mạnh xuất khẩu