Các nhà máy điện tham gia chương trình thí điểm mua bán điện trực tiếp không quá 1.000 MW. Tập đoàn Điện lực VN có trách nhiệm kiểm tra khả năng bị giới hạn công suất phát điện của các nhà máy điện tại thời điểm đăng ký vào vận hành thương mại.
Trong giai đoạn vận hành thí điểm, bên phát điện và khách hàng sử dụng điện được lựa chọn tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp phải hoàn thành việc đàm phán, ký kết các hợp đồng liên quan, hoàn thành việc xây dựng nhà máy điện năng lượng tái tạo và đưa nhà máy điện vào vận hành thương mại, tham gia thị trường điện để chính thức thực hiện các giao dịch theo nguyên tắc vận hành thí điểm mua bán điện trực tiếp quy định.
Hết thời hạn thí điểm 1 năm, các đơn vị phát điện đưa nhà máy điện vào vận hành thương mại và tham gia thị trường điện. Bộ Công thương đánh giá các khía cạnh về thị trường, kỹ thuật, tài chính và pháp lý… đề xuất để áp dụng chính thức cơ chế này.
Các tin, bài viết khác
-
Món nào giá cũng tăng, các nhà bán lẻ vừa 'níu' giá vừa... than trời
-
Triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất: Kỳ vọng vực dậy “sức khỏe” doanh nghiệp
-
Chủ doanh nghiệp nợ thuế sẽ không được phép thành lập công ty mới
-
Nhật Bản nới lỏng cảnh báo đi lại với Việt Nam và 35 quốc gia và vùng lãnh thổ
-
Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét phát triển lại dự án điện hạt nhân
-
Giải pháp gỡ “điểm nghẽn” thu phí điện tử không dừng
-
S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+
-
Dệt may Việt Nam: Mạnh nhưng chưa vững
-
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Anh: Thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường
-
Cấp thiết lắp đặt thu phí không dừng: Vì sao vẫn ì ạch?