Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 1,51 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ do tháng 01/2020 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư đăng ký tháng 01/2021 sẽ tăng 51,7% so với cùng kỳ.
Về vốn điều chỉnh, có 46 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 40,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 472,2 triệu USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ.
Vốn FDI rót vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 1,54 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 179 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực vận tải kho bãi, nông lâm nghiệp thủy sản với tổng vốn đăng ký gần 111,9 triệu USD và 60,4 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 680,7 triệu USD, chiếm 33,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 618 triệu USD, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư. Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 221,3 triệu USD, chiếm gần 11% tổng vốn đầu tư.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lòng tin cho người đóng thuế
-
Nhiều cải cách vẫn nằm trên giấy
-
Kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng vi mô rất lo
-
Trên đã thông, dưới rào cản, doanh nghiệp khó lớn
-
Cải cách thuế TNCN nhìn trên tổng thể các nguồn thu thuế
-
Vốn đầu tư công vẫn chưa khai thông
-
Cấp bách phục hồi du lịch quốc tế
-
Lạm phát Mỹ đạt đỉnh, rồi sao nữa?
-
Liệu có xảy ra rủi ro suy thoái toàn cầu?
-
Đón đọc ĐTTC số 162 phát hành thứ hai ngày 15-8-2022