Đón đọc ĐTTC số 155 phát hành thứ hai ngày 27-6-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 155 phát hành ngày 27-6-2022 với nhiều chuyên mục:
- Gỡ rào cản cho PPP: Giải thích về sự không “mặn mà” của NĐT đối với dự án PPP, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất của DN hiện nay là cần sân chơi bình đẳng về vốn, thay vì chỉ mặc định mỗi nguồn vốn tín dụng sẽ rất khó cho DN. Tại sao Nhà nước không triển khai phát hành trái phiếu cho DN vay hoặc mở quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.  
- Ông Tập Cận Bình đang tính toán gì với thị trường tài chính Trung Quốc: Trong tuần qua, cả thế giới nóng lên vì Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất ở mức cao chưa từng có trong 40 năm qua. Nhưng thực ra còn có những tin tức khác làm chấn động các nhà đầu tư toàn cầu như cách Trung Quốc, chính xác là ông Tập Cận Bình, đang có những tính toán mang tính định hình lại thị trường vốn của họ. Có thể thấy, trọng tâm chiến lược vực dậy kinh tế Trung Quốc được xây dựng quanh việc thúc đẩy đầu tư công, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, mà trong chiến lược đó vai trò doanh nghiệp nhà nước sẽ là chủ đạo. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM và TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol - Anh) 
- Trung Quốc: Ổn định thị trường, nhưng nhà nước điều phối: Năm 2013, sau khi nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã làm nức lòng thế giới tài chính toàn cầu, với lời kêu gọi doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lùi bước để cho thị trường đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs đã ca ngợi các ưu tiên chính sách của ông Tập Cận Bình khi đó là “chương trình nghị sự cải cách kinh tế táo bạo”, với “lập trường ủng hộ thị trường” sẽ hạn chế sự can thiệp của chính phủ và kiềm chế các DNNN. Nay gần 10 năm đã trôi qua, chính sách này đã thực sự mang đến những thay đổi quyết định cho nền kinh tế Trung Quốc như nhiều người mong đợi? (Văn Cường)
- Mỹ - Trung: Cạnh tranh dai dẳng quyền lãnh đạo kinh tế toàn cầu: Với vai trò dẫn dắt hiện tại của Mỹ đang bị thách thức mạnh mẽ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc trong việc định hình trật tự kinh tế thế giới. Và cuộc xung đột đa phương diện có tính hệ thống giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng nghĩa cuộc cạnh tranh dai dẳng về quyền lãnh đạo kinh tế thế giới. Cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung nằm ở sự thiếu tin tưởng sâu sắc giữa 2 quốc gia, khi Mỹ tin rằng Trung Quốc muốn đẩy mình ra khỏi Đông Á và vai trò lãnh đạo thế giới. Trong khi Trung Quốc tin Mỹ đang cố kìm hãm đà bùng nổ của mình. (Phạm Dương Phương Thảo, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Kiểm soát lạm phát không thể tăng lãi suất, siết tín dụng: Câu chuyện về lạm phát đang nóng lên trên toàn cầu, và bản thân nền kinh tế Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều áp lực. Tuy nhiên theo đánh giá chung, vấn đề lạm phát của Việt Nam chưa thể nói là quá nặng nề, nhiều chuyên gia kinh tế đã phản bác đề nghị tăng lãi suất, siết chặt tiền tệ để chống lạm phát được đưa ra gần đây, điều đó sẽ giết chết nền kinh tế trước khi chống được lạm phát. (Yên Lam)
- Linh hoạt điều hành, đừng cứng nhắc theo quy định: Trải qua nửa năm đầu tiên trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, nền kinh tế lại tiếp tục đối mặt các bất ổn mới. Nóng nhất là lạm phát và có lẽ không bao giờ hết nóng cho đến khi điểm nghẽn giá xăng, dầu được hóa giải. (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- Vì sao PPP chưa hấp dẫn nhà đầu tư?: Tháng 6-2020, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có hiệu lực từ ngày 1-1-2021. Tuy nhiên, từ sau khi Luật PPP có hiệu lực, phương thức này đã không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT), dù dư địa cho huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư các dự án công cùng Nhà nước còn rất lớn. (PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các NĐT công trình giao thông đường bộ Việt Nam)
- Luật PPP chưa bình đẳng: Hiện nay, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (pháp luật PPP) cơ bản đã hình thành, với hệ thống văn bản tương đối hoàn chỉnh, bao gồm 1 luật, 2 nghị định hướng dẫn thi hành và một số văn bản có liên quan. Sau gần 2 năm thực thi, đã xuất hiện một số vấn đề gây ra những chồng chéo khi triển khai các dự án đầu tư PPP, gây khó cho nhà đầu tư (NĐT). (PGS.TS Dương Đăng Huệ, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp - Bộ Tư pháp)
- Đấu giá quyền sử dụng đất chung cư cũ, hướng ra khả thi: Tháng 4-2022, quận 10, TPHCM đã kiến nghị lựa chọn chủ đầu tư xây mới lô G chung cư Ngô Gia Tự bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Đây mới là đề xuất, để hiện thực hóa nó còn cả chặng đường dài, nhưng nếu thành công  đây là hướng ra mới nhằm giải quyết bế tắc cho hơn 2.000 chung cư cũ nát thuộc nhóm C và D (cần tháo dỡ xây mới) ở Hà Nội (1.560 chung cư) và TPHCM (474 chung cư). (TS. Nguyễn Minh Hòa) 
- Thanh khoản mất hút, vì sao?: Có lẽ ngay cả nhà đầu tư (NĐT) bi quan nhất cũng không dám nghĩ đến con số chỉ 10.000 tỷ đồng được giao dịch trong 1 phiên của sàn HoSE. Liệu rằng dòng tiền có tiếp tục bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian tới? (Kim Giang)
- Vành đai 3 khơi dậy tiềm năng nhiều vùng đất: Chủ trương về đầu tư dự án Vành đai 3 đã được Quốc hội thông qua. Đây là dự án giao thông có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội không chỉ riêng TPHCM mà cả khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, dự án cũng sẽ hình thành quỹ đất dọc trục giao thông này, tạo động lực phát triển cho các địa phương. (Đỗ Trà Giang)
- Niềm vui và nỗi lo gạo Việt: Cùng hàng loạt mặt hàng tăng giá, dự báo giá lương thực thế giới còn tiếp tục tăng, Việt Nam nắm bắt cơ hội trong thách thức như thế nào? Câu hỏi cần lời giải cho ngành lúa gạo, các ngành kinh tế liên quan, doanh nghiệp nông nghiệp và bà con nông dân. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Cân bằng tâm trí cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Vì sao nhà văn viết?: George Orwell, tiểu thuyết gia, nhà phê bình, bình luận về văn hóa nổi tiếng người Anh, trong bài khảo luận đã vạch ra 4 động cơ chính khiến nhà văn cầm viết, trong đó bản tính ích kỷ được ông phân tích khá chi tiết. Nhìn chung, nhà văn có cùng đặc tính này với các nhà khoa học, nghệ sĩ, chính trị gia, luật sư, quân nhân, doanh nhân thành đạt - tóm lại là tầng lớp tinh hoa ưu tú của nhân loại. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Thác nước ngọc bích trên đất Triệu Voi: Chỉ cách trung tâm cố đô Luang Prabang (Lào) khoảng 30km về phía Nam, thác nước Kuang Si là một thác nước đẹp lung linh với dòng nước có màu xanh ngọc bích đặc trưng. Đến đây, du khách còn được khám phá hệ động thực vật vô cùng phong phú ẩn sâu trong khu rừng yên tĩnh. (Nguyễn Văn Công - Ảnh: Trường Hùng)
- Cuộc chiến kinh doanh trên vũ trụ ảo: Cho đến nay không gian ảo của internet đã có bước tiến mới, đó là vũ trụ ảo (còn gọi là metaverse). Đây là đấu trường tiếp theo trên không gian ảo mà các doanh nghiệp, thương hiệu phải tranh giành ảnh hưởng. Thay vì xem nội dung kỹ thuật số trên máy tính của không gian ảo, với vũ trụ ảo chúng ta sẽ đeo tai nghe và kính thực tế ảo để di chuyển trong môi trường kỹ thuật số 3D, tựa như những bộ phim khoa học viễn tưởng mà chúng ta từng xem. (Vinh Trang)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác