Đón đọc ĐTTC số 154 phát hành thứ hai ngày 20-6-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 154 phát hành ngày 20-6-2022 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC số 154 phát hành thứ hai ngày 20-6-2022 ảnh 1
- Vẫn điều hành bằng room tín dụng: Câu chuyện về cơ chế cấp hạn mức (room) tín dụng cho các ngân hàng thương mại (NHTM) đang nóng lên khi tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính hợp lý của cơ chế cấp này, và như vậy có can thiệp vào hoạt động của NH hay không? 
Kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022)
- Nhà báo chính thống thời 4.0: Như vậy là Báo chí Cách mạng Việt Nam đã bước sang tuổi 97. Gần 1 thế kỷ trôi qua, làng báo Việt trải qua nhiều thăng trầm, từ người làm báo, nhà báo và thị trường báo chí. Nhưng có lẽ hơn 5 năm trở lại đây, khi mà công nghệ ngày càng phát triển và chưa thấy điểm dừng, báo chí phải lao vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại trong mớ hỗn độn thông tin thật giả lẫn lộn. Và báo chí chính thống cần phải biết phân biệt đăng tải, tìm bạn đọc để tồn tại. (Nguyễn Hòa Minh) 
- Cuộc chuyển nhịp nhọc nhằn của báo chí chính thống: Đại dịch Covid-19 đã cuốn trôi hy vọng cuối cùng cho sự cầm cự của thị trường báo in trong kỷ nguyên internet. Hệ thống phát hành vốn đã manh mún lại bị đứt gãy trong những ngày tháng ứng phó virus corona, gần như không thể phục hồi. Báo in, nếu chưa thúc thủ hoàn toàn, cũng đành chấp nhận tồn tại như một bộ phận khiêm tốn của một cơ quan báo chí. (Lê Thiếu Nhơn)
- Làng báo Việt một thế kỷ trước: Trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tờ báo Thanh Niên vào ngày 21-6-1925, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, làng báo cũng đã có nhiều ấn phẩm hoạt động nhộn nhịp và tích cực. Gần một thế kỷ đã trôi qua (97 năm), câu chuyện của những tờ báo và những nhà báo trong quá khứ, vẫn gợi lên nhiều điều thú vị và bổ ích. (Tuy Hòa)
- Cuộc đua lãi suất giữa các NHTW: Dưới sức ép của lạm phát, nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới đã phải tăng lãi suất, và dường như thị trường đang chứng kiến một cuộc đua. Hiệu quả chống lạm phát của việc tăng lãi suất vẫn chưa rõ ràng, nhưng đằng sau việc tăng lãi suất của một số nền kinh tế lớn là những thay đổi về tỷ giá, dòng vốn và thương mại quốc tế.  (TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global)
- Kỳ vọng phản ứng chính sách sau kỳ họp: Mỗi kỳ họp của Quốc hội là mỗi lần đồng bào và cử tri cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế đặc biệt quan tâm, chăm chú theo dõi. Bây giờ, với sự phát triển của internet và truyền thông đa phương tiện, thông tin về chương trình nghị sự, nội dung các phiên họp của Quốc hội được truyền tải rộng rãi đến người dân ở mọi miền đất nước một cách nhanh chóng nhất, đầy đủ và sinh động nhất. (TS. Trần Văn, nguyên Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội)
- Cần có ngay giải pháp giảm giá xăng dầu: Bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, tác động tiêu cực đến những quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam. Đây là nỗi lo bao trùm các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15. Nhiều ĐB đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có chính sách để kiềm chế giá cả, nhất là giá xăng dầu, giảm áp lực lạm phát. (Phan Thảo)
- Room tín dụng hiện nay không còn phù hợp: Nếu Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) yêu cầu các Ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng nghiêm túc và thực chất các chỉ số an toàn theo Thông tư 41/2016/NHNN-TT và Basel II, sẽ không cần thiết phải áp dụng room tín dụng. Hạn mức tín dụng là công cụ hành chính, trực tiếp và cứng nhắc, tiềm ẩn nhiều hệ lụy, cần xem xét thay thế bằng các công cụ quản lý gián tiếp và linh hoạt hơn.
(PGS.TS Đặng Ngọc Đức, nguyên Viện trưởng Viện NH Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
- Phải có lộ trình dỡ bỏ room tín dụng: Trên thế giới có những giai đoạn xảy ra các cuộc khủng hoảng, NHTW các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Bắc Âu, Australia, Croatia… cũng đã từng sử dụng công cụ cấp hạn mức tín dụng cho từng NH. Tuy nhiên, khi hệ thống NH phát triển, cơ chế này đã được dỡ bỏ. Bài học chung khi sử dụng hạn mức tín dụng, nhiều khoản vay sẽ chuyển thành khoản vay phi NH nên khó kiểm soát hơn, vì khi vay NH có những quy định về an toàn vốn và nhiều quy định khác. Một điểm nữa khi sử dụng công cụ này, họ cũng thấy mục đích đạt được không rõ ràng, đưa ra hạn mức cụ thể không đơn giản. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol - Anh)
- Room tín dụng sẽ kiềm chế lạm phát: Vấn đề quản lý room tín dụng của NH đang chịu áp lực rất lớn. Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức 2,25% trong 5 tháng đầu năm, nhưng diễn biến thực tế và áp lực lạm phát trong thời gian tới rất lớn. Do đó, điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có vấn đề kiểm soát room tín dụng cần phải thận trọng. NHNN sẽ theo sát việc tăng trưởng kinh tế vĩ mô để điều hành tăng trưởng tín dụng, xem xét nới room tín dụng vào thời điểm phù hợp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. (Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước) 
- Nới room có chọn lọc: Việc nới room tín dụng cho một số NHTM hiện nay là cần thiết để đảm bảo dòng vốn cho các doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất sau những khó khăn vì đại dịch Covid-19, tuy nhiên nên có sự chọn lọc thay vì cho nới room ồ ạt. Quan điểm của NHNN là không hạ chuẩn cho vay, đây là điều rất quan trọng vì không NH nào dám đánh đổi rủi ro lớn để lấy tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn. Nhưng nhìn ở góc độ khác, các NH cũng nên cân nhắc để có thể chấp nhận mức rủi ro cao hơn một chút đối với một số dự án có khả năng phục hồi khả quan để quyết định rót vốn. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính - Bộ Tài chính)
- Thị trường địa ốc chờ điều chỉnh chính sách: Sau thời gian phát triển quá nóng, thị trường bất động sản (BĐS) đang có sự chững lại để “nghe ngóng” những điều chỉnh từ các cơ quan quản lý nhà nước. Điều đó cho thấy sự nhạy cảm đối với chính sách của thị trường này. Một hành lang pháp lý đầy đủ, ổn định hơn, là yêu cầu cấp bách để thị trường BĐS có sự phát triển lành mạnh, bền vững. (Minh Duy)
- Hoàn thiện Luật Chứng khoán, khai thông vốn cho DN: Những bất cập đang tồn tại trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm khi tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Dư luận đang kỳ vọng những giải pháp Bộ Tài chính, Chính phủ đưa ra thời gian tới sẽ giúp thị trường này phát triển lành mạnh hơn. (Quang Minh)
- Sở hữu chung cư 50 năm hay vĩnh viễn?: Những ngày này, hàng triệu người dân đang sống trong chung cư thấy bất an với dự thảo của Bộ Xây dựng về thời hạn sở hữu căn hộ chung cư 50, 70 năm. Tại sao lại có điều luật đó (nếu dự thảo được thông qua)? (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Triết lý sở hữu chung cư 99 năm: Một trong những điều khiến tôi thắc mắc và cố gắng tìm hiểu khi mới chân ướt chân ráo đến Singapore cách đây 25 năm, là đa số người dân đảo Sư tử đều sống trong những khu chung cư của nhà nước (HDB), với quyền sở hữu 99 năm. Thời hạn sở hữu HDB bắt đầu từ năm số 0 nếu đây là căn hộ mới, nhưng nếu mua lại căn đã có người ở một thời gian, chẳng hạn 20 năm, người chủ mới chỉ còn được sở hữu 79 năm. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
- Chứng khoán đã chạm đáy?: Trái ngược với những dự báo bi quan trước khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu, trong đó có Việt Nam, bất ngờ đảo chiều tăng mạnh. Phiên tăng điểm này, cộng với việc VN Index bật lên sau khi giảm về mức 1.200 điểm, là yếu tố để giới phân tích cho rằng giá cổ phiếu (CP) đã chạm đáy. (Kim Giang)
- NĐT cá nhân có thực sự mua trái phiếu?: Vài năm qua, chuyện NĐT cá nhân mua trái phiếu, mà ở đây là TPDN, trở nên bình thường đến mức không ai đặt câu hỏi về tính hợp lý cũng như bản chất của sở hữu. (Thái Ca)
- Dự án đã hoàn thành, thủ tục vẫn chưa xong: Tại TPHCM, không chỉ các dự án đang triển khai bị vướng thủ tục, nhiều dự án nhà ở đã được chủ đầu tư bán cho khách hàng, đưa vào khai thác kinh doanh... nhưng thủ tục vẫn chưa hoàn thiện, khiến quyền lợi người mua nhà, chủ đầu tư bị ảnh hưởng. (Đỗ Trà Giang)
- Thị trường sữa phân hóa theo khu vực: Trong khi giá sữa bột trên sàn CME (Mỹ) ổn định và tăng nhẹ, giá trên sàn NZX (New Zealand) có xu hướng giảm khá mạnh. Cụ thể, tính đến ngày 13-6, giá sữa bột nguyên kem và sữa bột tách béo ở New Zealand giảm lần lượt 14,3% và 6,7% so với ngày 8-3. Tại Mỹ, giá sữa bột Nonfat Dry Milk  ổn định ở mức cao, sau khi đã tăng giá liên tục kể từ tháng 4-2020 đến nay với mức tăng lên tới 120%. Trong cùng khoản thời gian, giá sữa Class IV Milk tại Mỹ tiếp tục tăng 4% kể từ ngày 8-3, sau khi đã ghi nhận mức tăng 148%. (Phạm Tuấn)
- Phong phú hương vị nướng Âu-Á (Thái Hà)
- Bùng nổ công nghệ trong tương lai (Nhã Trúc)
- Trải nghiệm thiên nhiên Ba Bể: Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) là một đại thắng cảnh nằm giữa vùng Đông-Bắc hùng vĩ của nước ta. Nơi đây bốn mùa non nước hữu tình. Hòa mình vào thiên nhiên Ba Bể du khách sẽ có nhiều lựa chọn thú vị để trải nghiệm, như: Đạp xe dạo trên cung đường bao quanh hồ, leo núi và khám phá hang động, đi thuyền ngoạn cảnh, ngủ homestay tại bản người Tày và thưởng thức các món đặc sản bản địa… (Văn Hải)
- Kinh tế Mỹ trước rủi ro suy thoái: Nhiều chuyên gia cảnh báo, Mỹ có khả năng rất cao rơi vào suy thoái trong năm tới, do xuất hiện nhiều điểm dễ tổn thương như niềm tin tiêu dùng suy giảm, giá năng lượng tăng cao, lãi suất tăng, tâm lý kinh doanh suy yếu… (Văn Cường)
- Blake Lemoine - Người tuyên bố AI của Google có tri giác: Kỹ sư Blake Lemoine của Google gần đây đã tuyên bố điều mà bấy lâu nay loài người lo sợ và đã hình dung nó trong hàng loạt bộ phim khoa học viễn tưởng: Hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) của Google thực sự có nhận thức, có tri giác giống như con người. (Việt Huỳnh)
- Đối thoại Shangri-la để làm gì?: Đối thoại Shangri-la là diễn đàn quy tụ các quan chức cấp cao và học giả từ nhiều nước để cải thiện giao tiếp và trao đổi. Nhưng có những quan điểm tiêu cực cho rằng Đối thoại Shangri-la là diễn đàn bị thống trị bởi Mỹ và các đồng minh, phục vụ lợi ích của họ. Vậy đối thoại Shangri-la trong những năm qua đã đóng vai trò như thế nào đối với an ninh châu Á- Thái Bình Dương? (Lê Hữu Huy)
 Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác