Đón đọc ĐTTC số 151 phát hành thứ hai ngày 30-5-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 151 phát hành ngày 30-5-2022 với nhiều chuyên mục:
- Sửa luật mới phát huy nguồn lực đất đai: Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trọng tâm trước hết là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật pháp có liên quan để khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại kéo dài lâu nay, đặc biệt những hạn chế, yếu kém liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất; hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất; chính sách tài chính đất đai và xác định giá đất…
- TPHCM quá thiếu mảng xanh: So với các TP lớn ở khu vực Đông Nam Á, TPHCM có diện tích cây xanh tính trên đầu người thấp nhất thế giới. Nếu tính cả diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ mới được 1,2m2/người, còn nếu tính khu vực các quận nội thành chỉ 0,7m2/ người, trong khi quy chuẩn quốc gia cho TP loại đặc biệt 12-15m2/người. Trong khi đó hiện ở TPHCM có hàng trăm dự án không triển khai được vì nhiều lý do, trong đó có nhiều dự án nằm trong diện thu hồi. (Nguyễn Minh Hòa)
- Cục diện địa tài chính - tiền tệ mới của châu Á - Phần 1: Giải pháp “không phải Trung Hoa”: Sáng kiến vành đai con đường (BRI) của Trung Quốc đang làm thay đổi sâu sắc cục diện địa kinh tế-chính trị khu vực. Để đối trọng, các quốc gia nhóm G7 khởi sự Sáng kiến xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn (B3W) trị giá 40.000 tỷ USD, cùng nhiều sáng kiến khác cho các nền kinh tế đang phát triển, nhất là châu Á. Xung đột Ukraine mới đây lại càng thúc đẩy làm thay đổi tận gốc rễ địa chính trị toàn cầu, dẫn tới cục diện địa tài chính-tiền tệ mới trong khu vực. Những điều trên khiến cho thế giới kinh doanh đang nhìn vào một vài quốc gia khu vực châu Á với một giải pháp thay thế khác “không phải Trung Hoa”. Trong bối cảnh thế giới kinh doanh chuyển từ tập trung vào hiệu quả sang tập trung vào an ninh, Việt Nam với thể chế chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, phải lựa chọn như thế nào? (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Xáo động trật tự toàn cầu, nguy cơ phi thị trường hóa: Đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến những quyết định, chính sách với động cơ phi kinh tế, làm xáo động trật tự toàn cầu và có khả năng dẫn đến phi thị trường hóa thế giới. Trong hoàn cảnh này, Việt Nam càng phải tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế để củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế, tránh phụ thuộc vào bất cứ siêu cường nào. (Nguyễn Trí Minh, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- 4 yếu tố biến động và định hình lại: Chỉ sau mấy tháng đầu năm 2022, hệ thống tài chính toàn cầu đã biến động rất mạnh, thậm chí có thể tạo ra các hình thái mới từ nhiều yếu tố. Trong đó GDP của Mỹ trong quý I-2022 đã giảm 1,4%, và chỉ cần GDP quý II-2022 cũng giảm thì nền kinh tế Mỹ chính thức bước vào suy thoái. Hậu quả đối với kinh tế toàn cầu nói chung, hệ thống tài chính toàn cầu nói riêng sẽ rất nặng nề. Hay kỳ vọng về một đồng tiền mã hóa toàn cầu thay thế các đồng tiền chủ chốt hiện nay trên thế giới đang ngày càng lung lay. Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ gây thiệt hại cho các định chế tài chính ngân hàng, mà cả các công ty xuyên quốc gia tại Nga cũng chịu tác động nặng nề do cấm vận kinh tế, biến động tỷ giá hối đoái, hạn chế thanh toán quốc tế, mất khả năng trả nợ... thậm chí đối mặt nguy cơ bị tịch thu tài sản. (TS. Vũ Đình Ánh)
- Trả lại cho đất giá thực thị trường: Sẽ không có thị trường bất động sản (BĐS) vận hành trơn tru, khi không có môi trường tài chính đối với đất đai đúng nghĩa, giá bám sát với thị trường. Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 phải xử lý được những những tồn tại hiện hữu liên quan đến đất đai trong một loạt luật khác như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch… (GS.TSKH Đặng Hùng Võ)
- Không sửa Luật Đất đai, khó cổ phần hóa DNNN: Trong báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy, tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang rất chậm và không đạt được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của việc chậm trễ liên quan đến khâu xác định giá trị DN, nhưng nổi cộm nhất vẫn là vấn đề định giá và chuyển đổi tài sản đất đai của DNNN. Việc thuê đất trả tiền 1 lần phải đưa ra khỏi xác định giá trị DN mới tháo gỡ được điểm nghẽn đất đai, đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN. (Lưu Thủy)
- Thất thu, thất thoát nguồn lực từ đất: Đất đai là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn lực này chưa phát huy tiềm năng đúng mức do còn nhiều vướng mắc trong quy định của pháp luật liên quan. Những bất cập trong cơ chế, chính sách đang làm nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để giúp thị trường BĐS phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định, bền vững. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM)
- Nguồn thu từ đất đang giảm: Nguồn thu cho NSNN trên địa bàn TPHCM từ đất đai chiếm tỷ lệ quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn thu này gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Những tháng đầu năm 2022 tình hình có khởi sắc hơn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức. (Đỗ Trà Giang)
- Nợ xấu gia tăng trở lại: Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn đã và đang đặt ra thách thức rất lớn đối với việc kiểm soát nợ xấu và an toàn hoạt động NH trong thời gian tới. Tuy nhiên, nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp quay trở lại sản xuất, năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro ở mức cao, việc gia hạn Nghị quyết 42 đến hết năm 2023 và khả năng gia hạn Thông tư 14 khá cao, sẽ giúp các tỷ lệ nợ xấu này vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý và các TCTD. (Quang Minh)
- Xử lý nợ xấu vẫn nan giải: Theo báo cáo trình Quốc hội đề nghị kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD của NHNN, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 tại thời điểm ngày 15-8-2017 là 541.600 tỷ đồng; nợ xấu phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến 31-12-2021 là 251.300 tỷ đồng. Song lũy kế từ 15-8-2017 đến 31-12-2021, nợ xấu chưa được xử lý còn gần 412.700 tỷ đồng. (Yên Lam)
- Hình hài siêu trung tâm nông sản Tây Đô: Chủ trương, sự cần thiết thành lập một siêu trung tâm nông sản vùng tại Cần Thơ đã được Quốc hội quyết, các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư gần như được “mở hết cỡ”. Vấn đề còn lại là phác họa hình hài, định vị không gian, thu hút nguồn lực, vận hành trung tâm hiệu quả. (Trần Hữu Hiệp)
- Ví điện tử đối thủ thẻ ngân hàng: So với 10 năm trước, các ví điện tử (VĐT) tại Việt Nam đã có sự “lột xác”, trở thành điểm sáng trên thị trường thanh toán di động. Trong các năm tới, diện mạo VĐT có thể còn nhiều thay đổi, khi  cuộc đua sẽ càng khốc liệt hơn trong bối cảnh phương thức thanh toán này dự báo tăng trưởng mạnh. (Đỗ Linh)
- Cơ hội nào cho HPG?: ĐHCĐ thường niên 2022 tưởng chừng sẽ là động lực tạo nên sự hồi phục của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sau chuỗi ngày suy giảm. Thế nhưng, sự kiện quan trọng này lại là “giọt nước” làm “chảy tràn” uẩn ức bấy lâu nay của các nhà đầu tư (NĐT). HPG là mã CP bị khối ngoại bán ra mạnh nhất trong quý I với giá trị bán ròng hàng ngàn tỷ đồng. Sự thất vọng của NĐT với HPG còn thể hiện qua sự tụt giảm thê thảm về mặt thanh khoản, với lượng giao dịch giảm 44% so với thời điểm CP lên đỉnh trong năm 2021. (Kim Giang)
- Biến số “lòng tham” và “nỗi sợ hãi”: Thị trường chứng khoán (TTCK) xác lập tuần phục hồi thứ 2 liên tiếp sau 6 tuần lao dốc kinh hoàng. Khác biệt lớn nhất trong 2 tuần qua không phải là tâm trạng hồ hởi của rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) bớt lỗ hay lãi lớn nhờ bắt đúng đáy, mà là sự nổi lên trở lại của những quan điểm phân tích cơ bản. Thực ra chỉ trong vài tuần thì yếu tố cơ bản không có gì thay đổi, nhưng khi nỗi sợ hãi lấn át sự minh mẫn của lý trí, không nhiều NĐT cá nhân có thể tìm thấy điểm tựa đủ an toàn để tự tin trong phân tích của bản thân. (Nguyên Hà)
- “Nắn” lại dòng vốn vay nước ngoài vào TTCK: Vài năm gần đây, xu hướng vay vốn tín chấp nước ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư của các công ty chứng khoán (CTCK) diễn ra khá phổ biến, do tận dụng được nguồn vốn rẻ. Đây là một trong những nguồn vốn quan trọng góp phần tạo nên sự sôi động về thanh khoản đối với thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN, về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được bảo lãnh Chính phủ, đã tạo ra sự lo lắng cho nhà đầu tư (NĐT), vì nó có thể tác động đến dòng tiền vào TTCK và khiến thị trường sụt giảm. (Tân An)
- Có tin vào lời “hứa” của lãnh đạo doanh nghiệp?: Lãnh đạo DN nếu muốn CP của mình có những biến động lành mạnh hãy luôn minh bạch thông tin, công bố chiến lược sản xuất kinh doanh thường xuyên và thể hiện hoạt động hiệu quả. Sẽ hiếm có chuyện DN công khai minh bạch, đàng hoàng chững chạc mà giá CP lại biến động bất thường. Mà nếu đã như vậy, DN cũng không phải chịu áp lực nào của cổ đông đến nỗi vò đầu bứt tóc đi cứu giá CP. (Thái Ca)
- Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023: Bông vải (cotton) đã trải qua 2 năm tăng giá liên tiếp, khi nền kinh tế thế giới phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ sau tác động của đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 25-5, giá cotton kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE US giao dịch quanh mức 145,8 cent/pound, tương ứng tăng 160% so với mức giá thấp nhất 56 cent/pound thiết lập hồi đầu tháng 4. (Phạm Tuấn)
- Chăm sóc cá nhân tại nhà (Nhã Trúc)
- Chinh phục Đại Bàng Sơn: Thị xã Sapa (tỉnh Lào Cai) luôn cuốn hút du khách suốt bốn mùa với những thắng cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Vài năm trở lại đây, ngoài đỉnh Fansipan (3.143m) đã nổi tiếng, xuất hiện cái tên mới Đại Bàng Sơn chiếm trọn niềm đam mê của dân leo núi. Ngày cuối tuần, chúng tôi cùng nhau chinh phục đỉnh núi đầy mới mẻ này cùng 2 porter (người khuân vác kiêm hướng dẫn viên) người Mông bản địa trẻ trung, am hiểu địa hình. (Văn Hải - Nguyễn Duy)
- Đưa tiền ảo vào khuôn khổ kiểm soát: Việc đồng tiền ảo số 1 thế giới Bitcoin mất tới hơn 50% giá trị kể từ đỉnh điểm tháng 11 năm ngoái, cộng với hệ sinh thái stablecoin Terra/Luna sụp đổ làm bay 45 tỷ USD của nhà đầu tư trong tháng 5 này, đã khiến làn sóng chỉ trích tiền ảo gia tăng. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), nhiều lãnh đạo ngân hàng và tổ chức tài chính toàn cầu cho rằng cần gấp rút đưa tiền ảo vào khuôn khổ kiểm soát. (Vinh Trang)
- Do Kwon - Từ vị vua kiêu hãnh đến tội đồ: Do Kwon từng nổi tiếng trong giới tiền ảo toàn cầu như một CEO trẻ tài năng và cao ngạo, người từng tự xem mình như một vị vua kiêu hãnh. Tuy nhiên, sự sụp đổ của hệ thống block chain do anh sáng tạo đã khiến anh đang đối mặt nguy cơ tù tội. (Ánh Vân)
- Xét nghiệm Covid-19 để làm gì?: Lưu lượng hành khách nội khối ASEAN hiện đang tăng nhanh vì tất cả biên giới đã được mở và hầu như tất cả yêu cầu xét nghiệm Covid-19 được dỡ bỏ. Tuy nhiên, ASEAN vẫn còn chậm chạp trong việc giải quyết vấn đề công nhận vaccine dù đã đạt được một số tiến triển. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác