Đón đọc ĐTTC số 150 phát hành thứ hai ngày 23-5-2022

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 150 phát hành ngày 23-5-2022 với nhiều chuyên mục:
- Triển khai ì ạch, làm sao GDP đạt 8 - 8,5%?: Trong khi một số tổ chức quốc tế giữ nguyên hoặc hạ mức tăng trưởng của Việt Nam, thì trong phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, mục tiêu tăng trưởng năm 2022 thay vì 6-6,5% phải thêm 2% nữa theo Nghị quyết 43, về việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (chương trình), tức mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay phải 8-8,5%.

- Có dễ dạy môn kinh tế ở phổ thông?: Từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 đã có thể chọn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật làm 1 trong 5 môn học tự chọn trong cấp học định hướng nghề nghiệp này. Nói riêng về kinh tế, đây là lĩnh vực liên quan đến rất nhiều vấn đề thực tiễn xã hội. Khi được trang bị các kiến thức của lĩnh vực này, học sinh có thể hiểu được vì sao một số sự kiện trong đời sống lại diễn ra thế này, thế khác. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hơn là với một lĩnh vực giáo dục còn quá mới như vậy, khi đưa vào chương trình phổ cập phổ thông liệu có “quá tay” với các giáo viên? (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)

- Toàn cầu hóa trong bối cảnh mới: Thế giới ngày nay liên tục bị tác động chồng lên nhau từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đến dịch bệnh Covid-19 và nay là cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã đưa đến một sự đồng thuận mới từ các nền kinh tế phát triển: Cần phải giảm sự phụ thuộc lẫn nhau và hội nhập giữa các quốc gia. Và con đường tốt nhất hiện nay là kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, theo đuổi khả năng tự cung tự cấp trong một số ngành công nghệ quan trọng, và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại lên đối thủ bất kể các quy tắc trong thương mại toàn cầu. (TS. Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Vai trò USD trong hệ thống tiền tệ hiện nay: Khi vai trò của USD được hỗ trợ bởi quy mô và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ bị suy giảm, sự trỗi dậy trong vai trò kinh tế của Trung Quốc hay việc hệ thống tiền tệ đã được “vũ khí hóa” trong các xung đột địa chính trị… đang đặt ra những thách thức mới lên hệ thống tiền tệ thế giới. Bài viết này tiếp tục cập nhật “toàn cầu hóa trong bối cảnh mới” để xem xét sự định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. (TS. Đinh Thị Thu Hồng, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Trừng phạt kinh tế: “Ngụy trang” cho chính sách ngoại giao trong chính trị?: Trừng phạt kinh tế vẫn là một công cụ được các quốc gia, liên minh lựa chọn nhằm ứng phó và giải quyết các thách thức chính trị trong phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này có thật sự chỉ dừng ở góc độ kinh tế hay chỉ là một hình thức “ngụy trang” cho những mục tiêu chính trị, và liệu có thành công hay không? Cái giá phải trả cho các lệnh trừng phạt sẽ như thế nào trong một thế giới kết nối liên ngành hiện nay? (Tô Công Nguyên Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Áp lực lạm phát đang gia tăng: Ngày càng rõ nét của “cộng hưởng” lạm phát: lạm phát chi phí đẩy đi đôi với nhập khẩu lạm phát lẫn lạm phát do cầu kéo và manh nha lạm phát tiền tệ. (Trí Nhân)

- Tư duy về lạm phát và tăng trưởng phải khác đi: Thế giới đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế và lạm phát cao và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do vậy tư duy về lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam phải khác đi. (Hà Linh)

- Thương mại Việt Nam - Mỹ: “Đơm hoa kết trái, trái chín đầu mùa”: Trải qua gần 3 thập niên bình thường hóa quan hệ, với sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, quan hệ Việt Nam - Mỹ đã “đơm hoa kết trái”, mà thương mại là trái chín đầu mùa. Và chuyến công du tại Mỹ mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra cơ hội phát triển mới, trong đó có thương mại. (Nguyễn Duy Nghĩa)

- Cú hích đầu tư 2 chiều Việt Nam - Mỹ: Chuyến thăm và làm việc tại Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính những ngày qua được giới chuyên gia và các doanh nghiệp (DN) kỳ vọng mang đến cú hích cho đầu tư, thương mại, du lịch giữa 2 quốc gia. (Thanh Lâm)

- Mobile money có theo kịp ví điện tử?: Mobile money đã được cấp phép thí điểm khoảng 6 tháng. Song kỳ vọng đưa dịch vụ đến 100% người dân sau khi được cấp phép vẫn còn khá xa, khi tỷ lệ khách hàng mở mobile money đạt chưa tới 1% tổng số lượng thuê bao di dộng. Xem ra con đường phát triển của dịch vụ này sẽ còn đối mặt với nhiều sức ép, khi ngân hàng số (NHS) và nhất là ví điện tử (VĐT) đang phát triển thần tốc. (Đỗ Linh)

- Chứng khoán giảm, “tội” ở phái sinh?: Nhịp sụt giảm hơn 350 điểm tương đương 23,1% vừa qua, đã khiến rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) thua lỗ nặng nề. Và thị trường phái sinh nổi lên như “tội đồ” chính. Không chỉ các quan điểm của NĐT trên các mạng xã hội, ngay cả một số phát ngôn hay phân tích trên báo chí chính thống cũng đặt vấn đề này. Thậm chí nhiều NĐT còn sôi sục yêu cầu đóng cửa thị trường phái sinh. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là những nhận xét cảm tính, thuận theo dư luận. (Nguyên Hà)

- Cổ phiếu phát hành thêm nguy cơ “dội chợ”: Diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian gần đây khiến kế hoạch phát hành cổ phiếu (CP) tăng vốn của các doanh nghiệp (DN) đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Trong khi đó, nhà đầu tư (NĐT) mua CP phát hành thêm trước đó cũng thua lỗ nặng khi giá CP liên tục lao dốc. (Kim Giang)

- Cầu thị, không kỳ thị: Tuần rồi, giao dịch tự doanh của các CTCK đã được HoSE công bố và đây là điều tích cực cho TTCK, bởi lẽ thông tin càng nhiều, càng chi tiết sẽ càng thúc đẩy sự minh bạch, ngăn chặn những rủi ro về xung đột lợi ích. Trong thời gian qua cũng đã có nhiều ý kiến từ các NĐT và báo chí liên quan đến hoạt động tự doanh, và động thái này cho thấy cơ quan quản lý đã cầu thị, lắng nghe. Nhưng cần rạch ròi rằng, nếu tự doanh không có những chuyện khuất tất, chẳng hạn vẫn giữ được sự độc lập với các khối hoạt động khác như môi giới, phân tích… thì đó là nghiệp vụ rất bình thường của CTCK, nên khi cơ quan quản lý đã cầu thị, NĐT không nên kỳ thị. (Thái Ca)

- “Bể kèo” đất đấu giá, thị trường hạ nhiệt: Sau vụ “bể kèo” 4 lô đất trúng đấu giá tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, thị trường bất động sản (BĐS) bị ảnh hưởng tâm lý khá nặng. Không chỉ thị trường khu Đông TPHCM (TP Thủ Đức) bị ảnh hưởng, nhiều khu vực khác cũng bị tác động mạnh. (Đỗ Trà Giang)

- Platinum kỳ vọng tăng giá: Kể từ ngày 8-3 đến giữa tháng 5, giá platinum nằm trong xu hướng giảm chung cùng với các mặt hàng kim loại khác như vàng, palladium, bạc, đồng, quặng sắt… Nguyên nhân giảm giá kim loại do nỗi lo về nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi chính sách zero Covid của Trung Quốc. (Phạm Tuấn)

- Mùa hè bổ ích cùng con trẻ (Nhã Trúc)

- Chăm sóc người bệnh suy tim (TS.BS Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

- Âm nhạc góp phần cho thành công SEA Games 31: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Gmes 31) tổ chức tại Việt Nam không chỉ thu hút sự theo dõi của công chúng mà còn khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời. Hát cùng SEA Games 31 là hát cùng nhịp sống năng động hội nhập trở lại sau chuỗi ngày ứng phó dịch Covid-19. (Gia Quan)

- "Áo mới" cho đất nước chùa tháp Campuchia: Campuchia đang chứng kiến một dòng vốn đầu tư lớn, cùng với đó là lượng công nhân và khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh những năm gần đây. Nhiều người Campuchia đang lo lắng về tác động có thể gây ra, dù ảnh hưởng nhiều hay ít. Tuy nhiên, dưới làn sóng đầu tư của Trung Quốc, cơ sở hạ tầng tại đất nước Chùa Tháp đã thay đổi rõ rệt, và khách du lịch cũng ngày một tăng. (FAHOKA Xê dịch)

- Châu Âu chật vật thoát khỏi năng lượng Nga: Các lệnh trừng phạt đối với Nga và việc đóng cửa vì Covid ở Trung Quốc đã làm giảm khối lượng vận chuyển hàng hóa ở Rotterdam, Hà Lan - cảng biển bận rộn nhất châu Âu. Nhưng một loại hàng hóa đang bùng nổ: khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). (Vĩnh Cẩm)

- “Bongbong” Marcos Jr.: Sự trở lại nhiều lo ngại?: Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. đã trở thành Tổng thống đắc cử của Philippines sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 9-5. Hơn 30 triệu người Philippines đã bỏ phiếu cho Marcos Jr., cao hơn gấp đôi so với đối thủ gần nhất của ông, Phó Tổng thống sắp mãn nhiệm Leni Robredo. (Việt Huỳnh)

- “Phiên bản lỗi” trở thành chewing gum: Kẹo cao su (chewing gum) hiện nay là mặt hàng phổ biến, được ưa chuộng ở khắp nơi và mang về cho các công ty hàng tỷ USD. Nhưng ít ai biết rằng nó vốn chỉ là “phiên bản lỗi” của một nỗ lực đi tìm nguyên liệu thay thế cao su. (Kiều Tiên)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác