Đón đọc ĐTTC bộ mới số 131 phát hành thứ hai ngày 27-12-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 131 phát hành ngày 27-12-2021 với nhiều chuyên mục:
- Áp lực thu ngân sách 2022: Nhìn vào “bề nổi” con số thu ngân sách nhà nước (NSNN) 11 tháng năm 2021 cán đích sớm và vượt dự toán cả năm (1.180.000 tỷ đồng), với 105,1% so dự toán pháp lệnh và bằng 107,5% so cùng kỳ năm 2020 tưởng là tin vui, nhưng khi phân tích trong “tảng băng chìm” có ý kiến cho rằng đó là sự “lệnh pha” khi nền kinh tế đang trong đại dịch kéo dài cả năm. Thực ra đó là nhờ các khoản thu đột biến, thu từ đất, thu từ vật giá leo thang… còn xét về cơ cấu nguồn thu NSNN đang thiếu ổn định và có dấu hiệu bất ổn từ năm 2022.
- 2021: Những sự kiện bạn đọc quan tâm (Gia Quan - Nam Hồng)
- Kinh tế toàn cầu: Nhìn lại 2021, dự báo 2022 (Vinh Trang)
- Các nền kinh tế mới nổi châu Á: Sẽ phải đi theo  con đường riêng: 2021 là một năm không mấy tốt đẹp cho các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Dịch Covid-19 bùng phát, phương pháp chống dịch zero Covid như Trung Quốc làm đứt gãy sản xuất; dòng vốn đầu tư rút ra khỏi một số nước dựa nhiều vào du lịch như Thái Lan; Việt Nam cũng nằm trong cái tên về tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất… Những điều này đã khiến diện mạo kinh tế của các thị trường này không mấy khả quan. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- 2022: Mở cửa song hành cải cách: Cứ sau khủng hoảng luôn có cải cách thể chế, cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy nhịp tăng trưởng, khiến việc đạt mục tiêu nhiệm kỳ 2021-2025 trở thành thách thức. Nhưng, điều này cũng tạo áp lực đủ mức để thúc đẩy đổi mới. (TS. Nguyễn Đình Cung Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)
- 2022: RCEP tạo động lực phục hồi kinh tế: Ngày 1-1-2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực. Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất, với quy mô của nhóm nước tham gia chiếm đến 30% dân số thế giới cũng như 30% GDP toàn cầu. Khi được thực thi, FTA này được kỳ vọng đóng vai trò động lực quan trọng cho thương mại và đầu tư, thúc đẩy hồi phục các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. (Lê Dương Anh Tuấn, Trường Kinh doanh, Đại học UEH)
- Việt Nam: “Ngôi sao đang lên” hút vốn khởi nghiệp: Bất chấp tác động của dịch Covid-19, năm 2021 giới khởi nghiệp trong nước vẫn thu hút mức đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm đã có thêm startup kỳ lân xuất hiện khi huy động thêm 200 triệu USD vốn đầu tư. (Thanh Lâm)
- Việt Nam: Vẫn là điểm đến đầu tư: Dù trong năm 2021, Việt Nam đã hứng chịu sự bùng phát nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam. (Văn Cường)
- Ước mơ về một thành phố xe đạp: Sáng 16-12, Sở GTVT và CTCP Tập đoàn Trí Nam đã chính thức khai trương thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng ở TPHCM. Theo đó, Tập đoàn Trí Nam triển khai dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng tại 43 vị trí với 500 xe. Giá thuê xe 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút và miễn phí trong 15 phút sử dụng đầu tiên. Với sự kiện này, kỳ vọng xe đạp sẽ được phục hưng, trở thành phương tiện giao thông công cộng bổ trợ, kết nối với các trạm xe buýt, nhà ga metro ở TPHCM trong thời gian tới. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Du lịch phải thích ứng để tồn tại: Là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất trong suốt 2 năm qua khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, nhưng du lịch cũng là ngành có sự trở lại cẩn trọng nhất trong điều kiện bình thường mới. Những doanh nghiệp (DN) còn trụ lại đến lúc này đang nỗ lực tìm các giải pháp để thích ứng và vượt qua khó khăn. (Đức Mạnh)
- Du lịch nội địa vẫn đang là “cứu cánh”: Thông tin Chính phủ đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao từ ngày 1-1-2022, đã mang lại tin vui cho mảng du lịch quốc tế bị “đóng băng” gần 2 năm qua. Song để đón được du khách trở lại vẫn cần sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp (DN), tuy nhiên mảng nội địa vẫn là “át chủ bài” cho ngành du lịch. (Thanh Lâm)
- Xu hướng chủ đạo “du lịch xanh”: Trong tháng 11, tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 2,5 triệu lượt, tăng hơn 3 lần so với tháng trước đó. Đón đầu xu hướng du lịch an toàn, các sản phẩm du lịch cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch 2022 đang được các đơn vị chuẩn bị khá đa dạng, quảng bá, chào bán với nhiều chương trình hấp dẫn… (Mai An)
- Mở cửa hàng không quốc tế, chính sách phải thống nhất: Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để khôi phục thị trường du lịch là mở cửa hàng không quốc tế. Hiện Chính phủ đã đồng ý mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách thí điểm từ 1-1-2022. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, các cơ quan quản lý cần có chính sách phù hợp và thống nhất, theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho hành khách nhập cảnh. (Minh Anh)
- Thưởng nhân viên bằng gói du lịch trải nghiệm: Kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới 2022, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã chọn cách thưởng cho nhân viên bằng các gói trải nghiệm du lịch thay vì tiền mặt hay các quà tặng vật chất. Và điều này cũng đang trở thành xu hướng kích cầu du lịch sau đại dịch. Triển vọng cho ngành du lịch trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ trở nên sáng sủa hơn khi đại dịch đã giúp cho mọi người nhận ra điều gì là thực sự quan trọng đối với họ. (Phúc Hà)
- Những sự kiện chứng khoán nổi bật (Kim Giang)
- Cổ phiếu “vua” đang trở lại?: Sau chuỗi ngày trầm lắng, nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng (NH) bất ngờ tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua. Tuy nhiên, nhà đầu tư (NĐT) vẫn tỏ ra dè dặt về diễn biến mới này, bởi chưa thể xác định đây là phiên hồi phục kỹ thuật hay là sự trở lại của CP “vua”. (Hải Hồ)
- Chương trình 1 triệu căn nhà giá rẻ: Giấc mơ an cư  của người lao động: “An cư lạc nghiệp” là ước mơ cháy bỏng của người lao động (NLĐ) có thu nhập thấp, nhất là NLĐ đến TPHCM từ các tỉnh, thành trong cả nước. Chương trình xây dựng 1 triệu căn nhà giá rẻ hướng tới người có thu nhập thấp của TPHCM như tiếp thêm động lực cho NLĐ yên tâm gắn bó với mảnh đất này. (Bình Minh)
- Quặng sắt “lặng sóng” năm 2022?: Ngành thép Việt Nam từ năm 2016 đến nay tăng trưởng khá nhanh, với tốc độ khoảng 13% mỗi năm. Nếu như năm 2016, sản lượng sản xuất thép đạt 17,3 triệu tấn, đến năm 2021 dự kiến sản lượng thép đạt được khoảng 31,6 triệu tấn. Do đó, nhu cầu quặng sắt sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thép gia tăng liên tục.  (Phương Khánh)
- Những mẫu xe hơi đón chào năm 2022 (Nhã Trúc)
- Thuốc y học cổ truyền phòng ngừa và hỗ trợ điều trị Covid-19 (TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc)
- Đưa “Mẹ chồng” từ màn ảnh sang trang văn: Siêu mẫu Thanh Hằng vừa giới thiệu cuộc chơi mới là chuyển thể bộ phim “Mẹ chồng” có mình đóng vai chính Ba Trân, trở thành một cuốn tiểu thuyết do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành. Sự kiện ra mắt tiểu thuyết “Mẹ chồng” lôi kéo giới mộ điệu chen kín cả Đường sách TPHCM vào buổi chiều phương Nam sắp Noel, chứng tỏ siêu mẫu Thanh Hằng vẫn còn sức hút của một chân dài tuổi 40. (Gia Quan)
- Facebook: Ngày càng nắm quyền “sinh sát” mạng xã hội: Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng chỉ trích Facebook, đó là tìm cách cản trở việc nghiên cứu của họ về tác động của mạng xã hội (MXH) này đối với công chúng. (Vĩnh Cẩm)
- Ngozi Okonjo-Iweala: Nữ Tổng giám đốc WTO đầu tiên: Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới Financial Times (FT) vừa bình chọn bà Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là 1 trong 25 phụ nữ có ảnh hưởng nhất năm 2021. (Nhựt Quỳnh)
- Làm giàu nhờ bán… không khí: Không khí là miễn phí, nhưng không khí sạch có thể giúp hái ra tiền. Đó là tư duy giúp 2 chàng trai đến từ Alberta, Canada trở thành những người giàu có. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác