Đón đọc ĐTTC bộ mới số 122 phát hành thứ hai ngày 25-10-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 122 phát hành ngày 25-10-2021 với nhiều chuyên mục:
- Cấp cứu phải chờ… nghiên cứu!: Trong điều kiện bình thường DN có thể chờ đợi, nhưng hiện tại DN đang rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, cạn kiệt dòng tiền, cần kíp được khoanh nợ, giảm mạnh lãi suất, cấp tín dụng mới để phục hồi. Trong khi đó, dù các bộ ngành ủng hộ gói cấp bù lãi suất, nhưng lại nhấn mạnh để triển khai phải có cơ chế, khi có cơ chế cũng phải tính toán, kiểm soát, kiểm tra rủi ro khi cho vay. Có nghĩa, khi có cơ chế phải chờ các bộ ngành ngồi lại với nhau để thống nhất.
- Bitcoin sẽ thay thế vàng?: Quỹ ETF đầu tư vào các hợp đồng giao sau bitcoin đầu tiên của Mỹ, ProShares Bitcoin Strategy (mã giao dịch là BITO), chính thức đi vào hoạt động hôm 19-10. Chỉ trong 2 ngày, quỹ này đã thu hút tổng tài sản đầu tư (AUM) 1,1 tỷ USD, chạm ngưỡng số hợp đồng tối đa quỹ được đầu tư trên thị trường phái sinh Chicago Mercantile Exchange (CME). Thay vì tranh cãi vàng và bitcoin cái nào tốt hơn, hãy nắm bắt xu thế thị trường và có quyết định phân bổ tài sản tốt nhất cho mình. (Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Mở cửa du lịch, chờ tiếng nói chung: Những ngày này, ngành du lịch TPHCM và nhiều tỉnh/thành trên cả nước đang nhộn nhịp tái khởi động. Bên cạnh các tour nội tỉnh thì các tour liên tỉnh đang từng bước được kết nối. Thế nhưng sau đợt dịch lần thứ 4 ngành du lịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn mới mà để giải quyết cần sự chung tay của các bộ, ngành và địa phương. (Đức Mạnh)
- Cần chương trình quốc gia phục hồi ngành du lịch: Sau đợt dịch lần thứ 4 này ngành du lịch cần có một chương trình phục hồi tổng thể mang tầm quốc gia cho cả 2 mảng nội địa và quốc tế, chứ không chỉ phát động các chương trình mang tính thời điểm. Nếu đã mở cửa đón khách, không chỉ đảm bảo an toàn riêng cho địa phương mình, mà phải coi khách du lịch là một phần để phục hồi kinh tế địa phương từ đó sẽ có những chính sách hài hòa hơn. (Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty Nghiên cứu và tư vấn phát triển điểm đến du lịch Outbox Consulting)
- Khôi phục vận tải, động lực mở cửa du lịch: Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, thời điểm khôi phục hoạt động du lịch đã đến. Tuy nhiên, việc mở cửa ngành du lịch lại phụ thuộc nhiều việc khôi phục vận tải hành khách, đặc biệt là hàng không, đường sắt. Dù đã bắt đầu nhìn thấy những tín hiệu tích cực, nhưng ngành du lịch và vận tải khách vẫn còn rất gian nan trong giai đoạn phục hồi. (Minh Duy)
- Cần nghị quyết riêng về khôi phục, phát triển du lịch: Khôi phục du lịch phải làm ngay từ bây giờ vì các nước trong khu vực đã khởi động. Để làm được, các địa phương phải triển khai đồng bộ, không thể mỗi nơi mỗi tiêu chí. Trong ddos, trợ lực cho doanh nghiệp bật dậy cần giải bài toán tổng thể, trong đó chú ý đến bài toán dân sinh. Nên chăng cần có nghị quyết riêng về khôi phục và phát triển du lịch. (Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings)
- Đừng bỏ lỡ cơ hội đón khách quốc tế trở lại: Việt Nam đang công nhận hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, Bộ VH-TT-DL cũng đề xuất định hướng mở hoạt động du lịch quốc tế. Tất cả đều đang tất bật nhưng liệu đã đủ để có thể thực sự đón khách quốc tế trở lại? (Thanh Lâm)
- Hệ thống Rex trong tâm thế sẵn sàng đón khách: Để khách du lịch đến TPHCM sau dịch không khó, nhưng cái quan trọng nhất là truyền thông, bởi TPHCM hiện nay đang là vùng xanh khi tỷ lệ phủ vaccine rất cao, như vậy dù là khách nội địa hay quốc tế đều có thể an tâm khi đến với TP. Trong bối cảnh ngành du lịch từng bước mở cửa trở lại, nhiều ý kiến cũng băn khoăn rằng có nên thực hiện các chương trình kích cầu giảm giá hay không. Tuy nhiên, thay vì kích cầu giảm giá chúng ta hãy mang đến những giá trị cộng thêm cho du khách như vậy họ sẽ cảm thấy háo hức hơn khi quay trở lại. (Phan Thanh Long, Giám đốc khách sạn Rex)
- Nha Trang sẵn sàng mở cửa trong an toàn: Nha Trang được xem là một thương hiệu du lịch, nhưng để có thể thu hút du khách trở lại vẫn luôn phải đảm bảo việc kiểm soát dịch bệnh bằng nhiều giải pháp tổng thể và đồng bộ. Để phục hồi cần có nền tảng bền vững, ở đây là ngoài chính quyền, doanh nghiệp, thì sự ủng hộ của nhân dân tại địa phương là cực kỳ quan trọng. Mỗi người dân Nha Trang nói riêng hay tỉnh Khánh Hòa nói chung sẽ là một đại sứ du lịch, nếu người dân yên tâm, ủng hộ thì du khách mới yên tâm. Mặt khác, chúng tôi cũng chủ động tuyên truyền đến nhân dân để hiểu rõ về thích ứng an toàn với dịch bệnh và phát triển kinh tế. Khi người dân, doanh nghiệp và chính quyền đồng thuận, sẽ tạo ra những sức bật mạnh mẽ giống như cách mà Khánh Hòa đã kiểm soát và vượt qua dịch bệnh.  (Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang) 
- Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ: Giải bài toán nhà ở công nhân: Sau làn sóng hồi hương của người lao động (NLĐ) ở TPHCM, vấn đề nhà ở cho công nhân lại được nhắc đến. Thực ra đây không phải là vấn đề mới mẻ, chúng ta từng đã có chính sách, thậm chí gắn với cả quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp (KCN) theo mô hình KCN - đô thị - dịch vụ. Song vì nhiều nguyên nhân, đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa. (TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH-ĐT)
- Nghịch lý nhà ở cho công nhân: Các doanh nghiệp (DN) đều mong muốn giữ chân người lao động (NLĐ) làm việc lâu dài, song lại dè dặt việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Về phía NLĐ dù có nhu cầu về nhà ở nhưng không phải ai cũng muốn ở những khu nhà dự án được xây dựng. Đằng sau 2 nghịch lý đang tồn tại này có nhiều nguyên nhân. (Lưu Thủy)
- Hóa kiếp chung cư cũ: Nghẽn ở đâu? Gỡ cách nào?: Vừa qua, UBND TPHCM chấp nhận cho CTCP Phát triển nhà Thanh Đa thực hiện giai đoạn 1 lô IV và lô VI thuộc dự án đầu tư xây dựng cụm 8 chung cư số, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh.  Dự án giai đoạn 1 gồm 2  tòa nhà chung cư cao 40 và 45 tầng với tổng số tối đa 1.750 căn hộ. 2 chung cư xây mới này trên cơ sở phá bỏ 2 chung cư cũ cao 5 tầng xây dựng năm 1960 đã hoàn toàn không sử dụng được vì bị sụt lún, nghiêng ở cấp độ D (cấp độ nguy hiểm nhất trong thang đo của Bộ Xây dựng), năm 2014 toàn bộ số dân cư đã di dời tạm cư ở nơi khác. Đây là tín hiệu vui cho người dân sau thời gian chờ đợi mòn mỏi. Nhưng nhìn ra khắp TP, trường hợp may mắn như Thanh Đa không nhiều. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Giữ chân FDI bằng logistics: Logistics được xem là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, cho đến nay dù đã được chú ý song lĩnh vực logistics tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ thế mạnh, logistics đang trở thành điểm nghẽn của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI hiện nay. (GS.TS Đặng Đình Đào, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
- Vì sao tiền gửi nhà băng giảm mạnh?: Tiền gửi vào nhà băng ngày càng chậm lại không chỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thu nhập người dân, mà còn đến từ sự dịch chuyển kênh đầu tư của khu vực khách hàng cá nhân. Hiện tại, thanh khoản hệ thống NH dồi dào, chưa gây khó khăn, nhưng nếu kéo dài sẽ trở thành rào cản cho NH trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. (Đỗ Linh)
- Vốn ngoại bán ròng, đến lúc cũng phải lo: Liên tiếp những tháng bán ròng của vốn ngoại trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khiến những giao dịch này trở nên nhàm chán. Trong khi đó dòng vốn trong nước lại tăng trưởng vượt bậc, trở thành động lực chính duy trì đà tăng chung. Tuy vậy xu hướng bán ròng này đang đi đến thời điểm hội tụ quan trọng, khi áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng và lịch sử cho thấy giai đoạn như vậy sẽ làm thay đổi dòng chảy của dòng vốn đầu tư gián tiếp. (Nguyên Hà)
- TTCK: Kỳ vọng 2 tháng cuối năm: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất trong quý III với những con số không quá tiêu cực. Đây là cơ sở để giới đầu tư kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường chứng khoán (TTCK) trong những tháng cuối năm. (Kim Giang)
- Kỳ vọng sửa luật, khai thông thủ tục nhà ở: Loại bỏ những quy định bất hợp lý trong đầu tư- kinh doanh BĐS không chỉ góp phần cho kinh tế xã hội phát triển, còn tạo điều kiện để doanh nghiệp (DN) đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở nói chung và nhà ở giá rẻ nói riêng, hỗ trợ người lao động thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận nhà ở. (Đỗ Trà Giang)
- Giữ ấm mùa gió lạnh (Nhã Trúc)
- Cọn nước - Nét đẹp văn hóa vùng cao: Trên những hành trình khám phá vùng cao, có một vẻ đẹp ấn tượng với chúng tôi là những chiếc cọn nước - những công trình thủy nông dùng bánh xe dẫn nước vào ruộng dân gian giữa khung cảnh hoang sơ - chầm chậm quay đều tạo điểm nhấn, nét đẹp cho miền sơn cước. Người Mường, Thái, Tày, Nùng… đã và đang bảo tồn cọn nước để thu hút du khách, phát triển du lịch cộng đồng. (Văn Hải-Nguyễn Duy)
- Mở cửa du lịch từ Á sang Âu: Du lịch và đi lại được nhiều nền kinh tế xem là lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong hồi phục kinh tế hậu Covid-19. Vì vậy, hầu hết các nước đều có những ưu tiên chính sách để hỗ trợ sự hồi phục của lĩnh vực này. (Vinh Trang)
- Airbnb vượt thoát khủng hoảng nhờ cách mạng du lịch: Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm trang web cho thuê và đặt phòng, căn hộ trực tuyến thế giới Airbnb giảm 50% doanh thu, giá trị định giá giảm 42%. Sang năm 2021, việc nhiều nơi nới lỏng các quy định giãn cách khiến cung-cầu du lịch tăng mạnh, Airbnb nhanh chóng nắm bắt, tiên phong đưa ra cuộc cách mạng du lịch, giúp doanh thu trong quý II phục hồi, thậm chí cao hơn cùng kỳ năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch. (Phúc Hà)
- Khi không có cái ta yêu cứ yêu cái ta đang có: Ý tưởng từ câu châm ngôn nói trên của người Pháp đã được người Singapore áp dụng khi đại dịch Covid-19 khởi phát. Người dân đảo Sư tử không thể ra nước ngoài thăm thú, đã tìm niềm vui “tái khám phá” quê hương theo khuyến cáo của Tổng cục Du lịch Singapore (STB) trong chương trình cổ động du lịch “Singapore Rediscover”. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác