Đón đọc ĐTTC bộ mới số 120 phát hành thứ hai ngày 11-10-2021

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 120 phát hành ngày 11-10-2021 với nhiều chuyên mục:
- Lối đi nào nhà… cho thuê?: Cơn đại dịch Covid-19 lan rộng khiến bao ngành nghề kinh doanh lao đao trì trệ. Những người có nhà cho thuê (để ở và kinh doanh) cũng như người thuê rồi cho thuê lại không ngoại lệ trong cơn khốn khó.
- Dịch bệnh và nghĩa vụ hợp đồng qua vụ “Thế giới di động”: Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều hoạt động bị đình trệ, sản xuất kinh doanh gặp khó sẽ khó tránh khỏi những hợp đồng trở ngại, thậm chí bị “ách” hoàn toàn. Tuy nhiên, cách ứng xử mới đây của Thế giới di động (TGDĐ) đối với đối tác cho thuê mặt bằng kinh doanh đang vướng sự phản ứng trái chiều của dư luận. (Lê Thị Bích Chi, Đại học Đà Lạt - Trương Trọng, Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TPHCM)
- Phản ứng chính sách  tài khóa tiền tệ đối với các rủi ro mới của kinh tế toàn cầu: Kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu khởi sắc, nhưng đã bị chựng lại khi giá khí đốt chợt tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, thực sự phủ bóng đen cho sự phục hồi từ đống đổ nát của đại dịch Covid-19. Diễn biến mới này khiến cho các ngân hàng trung ương (NHTW) toàn cầu đang đối mặt với cơn ác mộng: tăng trưởng chậm lại cộng với lạm phát do các cú sốc nguồn cung (hiện tượng đình lạm). (GS.TS Trần Ngọc Thơ)
- Phục hồi kinh tế TPHCM: Cần gói hỗ trợ đủ mạnh, đủ lớn: Ngày 1-10, UBND TPHCM ban hành Chỉ thị 18/CT-UBND về “Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM”, theo tinh thần “An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa phải an toàn”, tạo nhịp để từ tháng 11 có thể chuyển sang điều kiện bình thường mới. TPHCM có lợi thế để tin tưởng mở cửa kinh tế sẽ bảo đảm được an toàn. Tuy nhiên, để TPHCM xác lập lại vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế khu vực phía Nam và cả nước, không thể chỉ dùng giải pháp thông thường, cần những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) mạnh hơn. (TS. Trần Du Lịch)
- Nới lỏng tài khóa, tăng chi ngân sách an sinh: Đây là thời điểm Chính phủ cần có những gói hỗ trợ bổ sung đặc biệt mới đủ sức giữ chân người lao động (NLĐ) ở lại với doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gẫy. Đặc biệt, để thiết kế những gói hỗ trợ mạnh nhằm giữ chân NLĐ, cần tính đến chính sách tài khóa nới lỏng, chấp nhận bội chi ngân sách cao hơn bình thường. (TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)
- Hãy để NLĐ về quê, cân đối lại nguồn nhân lực: Đảm bảo an sinh xã hội vừa là thước đo thực tế về tính hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân của Chính phủ, vừa là yếu tố quan trọng nhất để người lao động (NLĐ) yên tâm ở lại đồng hành cùng doanh nghiệp (DN), địa phương phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế. Không nên xem hiện tượng di cư lao động là không bình thường để tìm cách ngăn cản, dù với lý do chống dịch. Bởi khi tiếp cận vấn đề ngay từ ban đầu không chính xác, tất yếu dẫn đến nhận thức và giải pháp sai lệch, không phù hợp. (PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động-Xã hội, Bộ LĐ-TB và XH)
- NLĐ là nguồn lực,  đừng xem là nguồn lây: Chỉ là con số không chính thức nhưng ước tính có khoảng 200.000 người dân từ TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ lũ lượt kéo về quê nhà ở các tỉnh miền Tây, đặt ra vấn đề nan giải cho địa phương: lúng lúng, bị động muốn ngăn cản và nay đã chuyển sang chủ động đón tiếp, ổn định tình hình.  (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Bài học cho làn sóng lao động bỏ đi: Làn sóng người lao động (NLĐ) tiếp tục đổ về các tỉnh/thành sau ngày 30-9 đặt ra bài toán thiếu lao động trầm trọng để phục hồi sản xuất kinh doanh tại TPHCM sau thời gian dài giãn cách. Phải chăng nguyên nhân do chúng ta đã không tính toán hết khi nghĩ NLĐ chấp nhận cầm cự trong thời gian giãn cách quá dài? Đây đang là bài toán chung cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp (DN) phải chung tay tìm lời giải dù đã muộn nếu muốn NLĐ quay trở lại. (Thanh Lâm)
- An sinh xã hội tốt, NLĐ sẽ quay lại: Nhiều người đặt câu hỏi nên giữ chân NLĐ ở lại TPHCM như thế nào? Tôi cho rằng đây không phải là điều quá lo lắng. NLĐ sẽ quay trở lại TPHCM làm việc khi tình hình dịch bệnh lắng xuống và các biện pháp kiểm soát được nới lỏng, hoạt động sản xuất quay trở lại. Đó là “hữu xạ tự nhiên hương”, chỉ là vấn đề thời gian. Song câu chuyện ở đây là phải làm sao để tìm ra giải pháp giữ chân NLĐ lâu dài, dù khi dịch bệnh trở lại họ vẫn kiên trì ở lại TP, cùng chống dịch và cùng tái tạo lao động sản xuất khi dịch đi qua. (Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế)
- Thời điểm sắp xếp nguồn nhân lực: Sau thời điểm TPHCM và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nới lỏng giãn cách, dòng người di tản hối hả về quê bỗng trở thành câu chuyện nóng bỏng. Chủ trương của Chính phủ là vận động người dân ở lại địa bàn đang sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, nếu người dân quyết tâm hồi hương phải tạo điều kiện thuận lợi để sự dịch chuyển bất đắc dĩ kia được diễn ra an toàn và trật tự. (Tâm Huyền)
- Giữ chân người lao động bằng… nhà ở: Sự việc hàng chục ngàn người lao động (NLĐ) bỏ về quê cho thấy nhà ở cho NLĐ có thu nhập thấp đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Bởi NLĐ từ các tỉnh có được chỗ an cư họ sẽ gắn bó với TPHCM hơn, đồng thời hạn chế khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, dịch bệnh cũng sẽ ít lây lan hơn. Vì thế, lãnh đạo TP đang quyết liệt xây dựng những khu nhà ở tốt hơn để giữ chân NLĐ, xa hơn là các dự án bài bản hướng đến họ. (Bình Minh)
- Nền công nghiệp và dịch vụ chưa bền vững: Từ ngày 1-10, người dân cả nước quặn lòng nhìn dòng người rời bỏ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai về quê, nơi họ từng cho là “quê hương thứ hai”. Trước tình cảnh này, có ý kiến nói việc lao động bỏ đi đúng quy luật phát triển. Bởi trước đó, họ tin chắc rằng sau ngày 1-10, TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai bỏ giãn cách, đưa xã hội về trạng thái bình thường mới, người lao động (NLĐ) sẽ vui mừng, công nhân chuẩn bị đi làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX), người buôn bán hành nghề dịch vụ chuẩn bị cho việc khai trương trở lại. Nhưng điều mong đợi đó không xảy ra. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Nợ xấu tiềm ẩn rất cao: Quy định về cơ cấu nợ tại các Thông tư 01, 03 và 14 của NHNN đang hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân vượt qua dịch bệnh, giảm áp lực nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) đối với hệ thống NH. Tuy nhiên, điều này lại đẩy rủi ro về tương lai nếu sức khỏe DN không sớm phục hồi, kéo theo tiến độ giảm tỷ lệ nợ xấu về mốc an toàn cũng bị ảnh hưởng. (Thiên Minh)
- Nhộn nhịp “đánh sóng” cổ phiếu ngành: Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang trong giai đoạn khá kỳ lạ, khi nhà đầu tư (NĐT) không băn khoăn nhiều về xu hướng tăng hay giảm. Nếu như đầu tư CK là để kiếm lời, thì ngay cả khi thị trường lặng lẽ đi ngang như lúc này, NĐT vẫn hết sức bận rộn với đủ loại “sóng cổ phiếu (CP) ngành”. (Nguyên Hà)
- Ngành thủy sản khó kỳ vọng trong ngắn hạn: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đã giúp cho nhiều trong nhóm CP thủy sản lên đỉnh nhờ đợt sóng tăng trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Thế nhưng, sóng tăng này đã chóng tan sau khi dịch bệnh bất ngờ bùng phát trên cả nước. Các mã thủy sản còn lại cũng rớt giá mạnh trong đợt bán tháo của NĐT do lo ngại về tác động của Covid-19. (Kim Giang)
- Chia sẻ yêu thương vượt qua đại dịch: Đại dịch kéo dài mới thấy được “sức khỏe, nỗ lực, chia sẻ và thích ứng” của nhiều doanh nghiệp (DN) vượt khó và thành công. Phuc Khang Corp được biết đến như một “thương hiệu xanh” về bất động sản cũng đã đóng góp một phần không nhỏ để chung tay giúp đỡ người dân và công ty vượt qua những ngày khó khăn vừa qua. (Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phuc Khang Corp)
- Đầu tư công sẽ kích thích thị trường địa ốc: Tác động tiêu cực do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đến thị trường bất động sản (BĐS) chỉ là ngắn hạn, hiện thị trường đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại sau thời gian bị “nén”. Đặc biệt, trong thời gian tới thị trường BĐS sẽ còn được trợ lực từ đầu tư công. (Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn)
- Thế giới thu nhỏ tại góc làm việc (Nhã Trúc)
- Liên hoan kịch nói giữa mùa dịch có gì hay?: Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 dự kiến diễn ra vào tháng 11 sắp tới tại Hải Phòng, đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong giới nghệ sĩ và công chúng. Bởi lẽ, với sự hạn chế hình thức thi trực tiếp, và mở rộng hình thức thi trực tuyến thì khán giả thực sự vắng bóng trong ngày hội của những nghệ sĩ sân khấu. (Tuy Hòa)
- Từ cách ly đến mở cửa nhìn từ các nước: Trong số báo trước, ĐTTC đã điểm lại kinh nghiệm đóng-mở cửa của Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Trong số này, ĐTTC tiếp tục phản ánh những đợt khóa và mở cửa tại một số nước châu Á.  (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác