Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện có nhiều dự án đã đưa vào hoạt động, tuy nhiên vẫn có một số dự án không thể hoạt động dẫn đến phá sản, hoặc có dự án phải xử lý theo hình thức phù hợp để chấm dứt tình trạng kéo dài.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của ban chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém tại một số dự án và doanh nghiệp kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Đến nay có một số dự án được đưa vào hoạt động và một số dự án được xử lý với hình thức phù hợp.
Thủ tướng đề nghị tổ công tác báo cáo ban chỉ đạo để xem xét xử lý từng dự án cụ thể cũng như báo cáo Thường trực Chính phủ; tinh thần là không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản Nhà nước. Nếu phục hồi được thì cố gắng phục hồi, còn không phải giải thể, thanh lý; cần có quyết sách rõ ràng đối với từng dự án. Phát hiện sai đến đâu xử lý đến đó, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý các dự án này. Thủ tướng đề nghị trong năm 2020 và chậm nhất là 6 tháng đầu năm 2021 phải có phương án xử lý dứt điểm.
Các tin, bài viết khác
-
Đón đọc ĐTTC số 151 phát hành thứ hai ngày 30-5-2022
-
Món nào giá cũng tăng, các nhà bán lẻ vừa 'níu' giá vừa... than trời
-
Triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất: Kỳ vọng vực dậy “sức khỏe” doanh nghiệp
-
Chủ doanh nghiệp nợ thuế sẽ không được phép thành lập công ty mới
-
Nhật Bản nới lỏng cảnh báo đi lại với Việt Nam và 35 quốc gia và vùng lãnh thổ
-
Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét phát triển lại dự án điện hạt nhân
-
Giải pháp gỡ “điểm nghẽn” thu phí điện tử không dừng
-
S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+
-
Dệt may Việt Nam: Mạnh nhưng chưa vững
-
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Anh: Thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường