Trong báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng”, CIEM đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2021. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1, và 6,46% trong kịch bản 2 (tích cực hơn). Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD.
Dự báo của CIEM được đưa ra dựa trên một số rủi ro trong năm 2021, bao gồm khả năng tiếp cận vaccine, rủi ro phục hồi kinh tế không đều ở các thị trường đối tác. Mỹ và EU có thể phục hồi chậm hơn Trung Quốc. Bên cạnh đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước khác trong khu vực Châu Á trong bối cảnh Covid-19, cùng với việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu cũng là những rủi ro được CIEM đưa ra.
Đối với diễn biến kinh tế Việt Nam, ngoài các yếu tố trên, trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: (1) cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước; (2) khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài; (3) nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.
Dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ… không chỉ ở thị trường Mỹ, chuyên gia của CIEM cho hay.
Do đó, báo cáo của CIEM nhấn mạnh lại thông điệp cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong bối cảnh “bình thường mới”.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Gỡ khó cho ngành dệt may những tháng cuối năm 2022
-
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề thương mại song phương
-
Doanh nhân cần nhiều khát vọng làm giàu cho mình và đất nước
-
TPHCM không có chủ trương “xóa sổ” KCX-KCN nào
-
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
-
Giá cước vận tải giảm... từ từ
-
Trăn trở vấn đề nợ đọng xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng "cầu cứu" Thủ tướng
-
Xăng RON 95 giảm 940 đồng, về mức 24.660 đồng/lít
-
4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp ngắn hạn và 4 nhóm dài hạn hỗ trợ DN phục hồi, phát triển bền vững
-
Thủ tướng bàn giải pháp để phát triển doanh nghiệp đúng hướng, lành mạnh