Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản

(ĐTTCO) - Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, hôm qua 13-10, Cà phê Hội quán Long Chương đã khai trương “góc ngồi thưởng thức và chia sẻ gốm Nhật Bản” dành cho những người đồng điệu khắp 3 miền.

Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 1 Mô tả ảnh
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 2
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 3
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 4
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 5
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 6
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 7
Hội quán Long Chương, hội ngộ đam mê gốm sứ Nhật Bản ảnh 8
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, hôm qua 13-10, Cà phê Hội quán Long Chương đã khai trương “góc ngồi thưởng thức và chia sẻ gốm Nhật Bản” dành cho những người đồng điệu khắp 3 miền.
Với bộ sưu tập 300 cổ vật chỉ tính riêng gốm Satsuma được trưng bày, Hội quán Long Chương kỳ vọng giúp các nhà nghiên cứu và bạn bè chung niềm đam mê, đến chiêm ngưỡng, giao lưu và trao đổi tuyệt phẩm sưu tập. Vì khả năng sưu tập vẫn còn giới hạn do giá trị cổ vật rất cao, Hội quán Long Chương ý thức việc trải nghiệm và học hỏi từ các bậc trưởng thượng, tiền bối và đặc biệt các nhà sưu tập ẩn danh.
Gốm sứ Nhật Bản gợi nhớ thời mở cửa hoàng kim Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912) có công đưa Nhật Bản lên hàng cường quốc chỉ trong vòng 30 năm. Dòng gốm đặc biệt Kyo-Satsuma và Gosu Blue Imperial Satsuma ngày càng khẳng định giá trị qua sàn đấu giá Sotheby’s Home, eBay… Các viện bảo tàng nổi tiếng thế giới như Guimet Museum of Asian Art (Pháp), Metropolitan Museum of Art (New York), Victoria & Albert Museum (Anh), Philadelphia Museum of Art (Mỹ), Saint Petersburg Museum (Nga)… đang trưng bày, lưu giữ, nhiều cổ vật gốm sứ Nhật Bản.
Với Việt Nam, khoảng chục năm trở lại đây, khi người Việt dần tích lũy bền vững theo đà tăng trưởng của đất nước, thú đam mê sưu tập và trang trí cho mái ấm thẩm mỹ riêng, nghệ thuật cao được xem trọng. Trong đó, cổ vật Nhật Bản được trưng bày, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật gốm sứ Osaka và Bảo tàng Quốc gia Tokyo Kokuritsu, chính là nguồn động viên nhà sưu tập Việt Nam lựa chọn. Trong bối cảnh chung này, Hội quán Long Chương đã đóng góp 22 bài báo giới thiệu khoảng 150 siêu phẩm gốm sứ Satsuma với người đam mê sưu tập và giao lưu Việt Nam. Những tác phẩm đẹp hoàn mỹ và có giá trị cao được Hội quán Long Chương tôn vinh và giới thiệu trên góc trao đổi Thú Đam Mê của ấn phẩm Sài Gòn Đầu tư - Tài chính, phát hành vào thứ Hai hàng tuần.
Cũng xin được nhắc lại, tên gọi Cà phê Hội quán Long Chương gợi hứng tình cờ từ chiếc đĩa Satsuma hoàn hảo về kỹ thuật vẽ rồng đắp nổi Moriage (hay paté sur paté). Đây là đỉnh cao thẩm mỹ người Nhật dùng bút lông trực tiếp điểm nổi men trắng hình rồng; điểm hạt nhũ vàng y áo, vầng hào quang Phật, hoặc dát vàng toàn thân lân bằng kỹ thuật thếp vàng Nishiki-de, tức sử dụng vàng thật để trang trí khiến sản phẩm cực kỳ sang trọng không thể bắt chước hay làm giả.
Long Chương Phượng Tư tụng ca Bảo Tạng Như Lai giảng pháp uy nghi trên bảo tọa sư tử, hộ pháp rồng thời thịnh Phật đang cùng với các bậc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thần thái phi phàm giữa vườn Diêm Phù nhận huyễn tài của thần dân Chuyển Luân Thánh Vương, tức Vua Vô Tránh Niệm cúng dường cầu phước báu. Long Chương Phượng Tư ca ngợi Bố-Thí Ba-la-mật là giới hạnh cao quý nhất được người hiền trí, bậc thiện nhân, quân tử và người tu Phật dốc lòng theo đuổi.
 Địa chỉ: Hội quán Long Chương
241/42 Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6, TPHCM
Điện thoại: 0902 638 323, fax 028 3855 1924

Các tin khác