Đôi nét về thị trường cà phê Morocco

Người Morocco tiêu thụ cà phê trung bình từ 0,8-0,9kg/ năm, tương đương với mức 4 ngày uống 1 ly cà phê, chỉ bằng 1/2 người Tunisie (1,5kg/năm) và 1/4 người Algerie (3,5kg/năm). Trong khi đó, người Pháp tiêu thụ bình quân 5kg/người/năm, người vùng Scandinave dùng cà phê ở mức cao kỷ lục 10kg/năm.

Người Morocco tiêu thụ cà phê trung bình từ 0,8-0,9kg/ năm, tương đương với mức 4 ngày uống 1 ly cà phê, chỉ bằng 1/2 người Tunisie (1,5kg/năm) và 1/4 người Algerie (3,5kg/năm). Trong khi đó, người Pháp tiêu thụ bình quân 5kg/người/năm, người vùng Scandinave dùng cà phê ở mức cao kỷ lục 10kg/năm.

 

Như vậy, so với một số nước xung quanh, mức tiêu thụ cà phê của người Morocco khá khiêm tốn. Nguyên nhân do người Morocco có thói quen dùng chè xanh, nhất là dân sống ở vùng nông thôn (chiếm gần một 1/2 dân số của Morocco) có mức thu nhập tương đối thấp.

Tuy nhiên, hiện nay do xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng nên mức tiêu thụ tại các quán cà phê công cộng ngày cao. Để khuyến khích việc tiêu dùng cà phê ,các doanh nhân kinh doanh cà phê đã cố gắng để người Morocco hiểu lợi ích của việc sử dụng cà phê, làm sao để coi cà phê là một đồ uống sử dụng thông thường hàng ngày.

Và muốn vậy, họ sẽ phải tạo ra các mô hình mới về “Coffee Shops”, giới thiệu nhiều mẫu mã khác nhau, mở rộng thêm các mạng lưới phân phối để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với mặt hàng này. Theo ông Mounir Hamroui, Trưởng phòng bán hàng của Hãng cà phê Dubois: “Người Morocco đang dần trở thành người dùng cà phê sành điệu và ngày càng đòi hỏi mặt hàng có chất lượng cao”.

Lịch sử cà phê tại Morocco

Người rang xay cà phê đầu tiên đến Morocco vào năm 1924 là Manuel Carrion Lopez, đã lập ra Cafe Carrion hoạt động cho đến thời gian gần đây tại các tỉnh phía Bắc và phía Đông . Cách đây 3 năm, hãng cà phê này đã được một quỹ đầu tư mua lại, tiếp tục hoạt đông kinh doanh trong lĩnh vực rang xay cà phê bằng chính công nghệ và kỹ thuật đã tích lũy được từ nhiều thập kỷ qua. Nguồn nguyên liệu là cà phê hạt nhập khẩu từ Colombia,Brazil, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

Theo Tổng giám đốc Alami, chiến lược hiện nay của Cafes Carrion là tăng cường và mở rộng tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam thông qua việc mở thêm các đại diện tại Kénitra, Rabat-Sales, Casablanca và gần đây tại Marrakech. Từ đầu 2010, hãng này đưa thêm ra thị trường 6 nhãn hiệu mới để đa dạng sản phẩm cà phê cho người tiêu dùng lựa chọn.

Một công ty kinh doanh khác là Cafes Dubois, thành lập từ 1926 bởi người Pháp tên là Dubois, sau đó được gia đình Benboubler mua lại năm 1973 để phát triển cho đến ngày nay. Theo người phụ trách Marketing của hãng Cafes Dubois, đây là kỷ nguyên hiện đại hóa và đa dạng sản phẩm cà phê tại tất cả phân khúc thị trường, nhất là cà phê hạt, cà phê hòa tan, cà phê viên, máy pha cà phê và phụ tùng v.v ...

Thị trường ít tiềm năng nhưng doanh nghiệp rất năng động

Ở Morocco, cà phê xanh và chưa rang xay được nhập khẩu chủ yếu từ Nam Mỹ, châu Á và châu Phi . Tuy nhiên, do giá trên thị trường quốc tế đang tăng cao, một số nhà nhập khẩu có xu hướng chuyển sang nhập nguyên liệu cà phê từ các vùng có giá thấp (chủ yếu từ châu Phi) trong khi một số nhà nhập khẩu khác thì vẫn giữ nguyên nguồn cung, vì không muốn khách hàng của mình bị thất vọng về chất lượng cà phê .

Thị trường cà phê Morocco tăng trưởng chậm, bình quân 2%/thập kỷ nên các nhà kinh doanh mặt hàng này đang muốn phát triển mạnh hơn nữa thông qua việc giới thiệu thêm các sản phẩm mới. Do vậy, ngoài cà phê hạt và cà phê bột, các nhà chế biến sẽ chuyển hướng sang phân khúc cà phê hòa tan, giá rẻ hơn và thích ứng với nhu cầu uống cà phê sữa của người tiêu dùng. Cuối cùng, các nhà chế biến cũng chú trọng viêc sản xuất cà phê theo hàm lượng riêng của từng khách hàng và cà phê viên (loại hàng chất lượng cao đang có xu hướng được ưa chuộng hiện nay).

Các tin khác