Cả hai công ty này sẽ sử dụng khoản vay xanh để xây dựng và vận hành hệ thống quang điện mặt trời trên mái các nhà máy của mình, mỗi hệ thống có công suất cao nhất là 8.000 kilowatt.
Các khoản tín dụng xanh của UOB sẽ giúp các công ty chuyển đổi từ việc sử dụng nguồn điện truyền thống sang nguồn năng lượng tái sinh, cho phép họ tiết kiệm chi phí sử dụng điện trong dài hạn. Các công ty được cấp tín dụng xanh cũng góp phần vào nỗ lực bảo vệ môi trường của chính phủ Việt Nam, theo đó 21% lượng điện tiêu thụ toàn quốc sẽ là năng lượng bền vững trước năm 2030.
Hệ thống năng lượng quang điện mặt trời trên mái nhà máy của hai công ty ATAD và Phan Vũ sẽ tạo ra tổng cộng 18.600 megawatt-giờ điện mỗi năm. Con số này tương đương với việc giảm 8.420 tấn carbon dioxide, hoặc khí thải của 1.800 chiếc xe hơi mỗi năm, hoặc tương đương việc trồng 140.000 cây xanh trong 10 năm.
Ngoài việc cung cấp năng lượng cho nhà máy của chính mình, công ty ATAD và Phan Vũ cũng có thể bán lại lượng điện còn dư cho Điện lực Việt Nam (EVN) và dùng số tiền đó thay cho việc trả tiền điện.
Các tin, bài viết khác
-
Chuỗi cà phê bùng nổ trở lại
-
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị 'trói’ bằng cả 'rừng' thông tư
-
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
-
Sharp chú trọng thị trường Việt Nam, hướng tới chuẩn sống thịnh vượng
-
Ứng dụng lệnh vận chuyển điện tử nhằm hạn chế xe dù, bến cóc
-
Doanh nghiệp lữ hành nên quan tâm hơn đến thị trường ngách
-
Kido quay lại với bánh trung thu, đặt tham vọng Top 2
-
Yêu cầu xử lý dứt điểm 2 dự án Đạm Ninh Bình và đóng tàu Dung Quất
-
Kinh doanh thiếu hiệu quả, VRG chuẩn bị tái cơ cấu
-
Doanh nghiệp thủy sản đối diện dấu hiệu xuất khẩu giảm tốc