Hiệp định RCEP có hiệu lực mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực; đồng thời giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi xuất khẩu đến các đối tác thương mại hàng đầu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định RCEP (chiếm 63,5% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam) bao gồm ASEAN (6,7%) và Hàn Quốc (9,2%) ổn định, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc (16,5%) tăng trưởng mạnh nhất, xuất khẩu sang Nhật Bản (16,8%) cũng duy trì tăng trưởng khả quan.
Thành tựu trong những năm qua là những dấu ấn để khẳng định vị trí của ngành thủy sản Việt Nam, sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể xâm nhập mạnh hơn vào các quốc gia thành viên của RCEP.
Bên cạnh những thuận lợi, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng thủy sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản phải chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Vietjet nối lại đường bay tới thành phố biển lớn nhất “xứ sở kim chi” Busan
-
Thay đổi cách tiếp cận người tiêu dùng Nhật Bản tại Tuần hàng Việt Nam 2022
-
Vì sao cần "người dẫn dắt" khi tham gia vào thị trường bất động sản?
-
Sunshine Group ký kết hợp tác chiến lược Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành
-
Phát triển chiến lược logistics “liên vùng, liên vận” tại miền Trung
-
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển được bầu làm Chủ tịch CLB Cựu sinh viên Doanh nhân ĐHQG Hà Nội
-
Bất chấp nhiều biến động, xuất khẩu thuỷ sản quý II vẫn ghi nhận con số ấn tượng
-
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
-
TopenLand bắt tay với các tập đoàn công nghệ hàng đầu
-
One Mount được Google vinh danh giải thưởng toàn cầu