TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp

(ĐTTCO) - TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh. TPHCM cũng kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội điều chỉnh tỷ lệ điều tiết cho ngân sách TP giai đoạn 2022 - 2025.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao đổi cùng lãnh đạo TPHCM. Ảnh: Việt Dũng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao đổi cùng lãnh đạo TPHCM. Ảnh: Việt Dũng.

Công tác phòng chống dịch Covid-19 của TPHCM là chưa có tiền lệ

Chiều 12-10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19; các giải pháp để kiểm soát dịch, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng tham dự. 

 Báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết đến nay, TP Thủ Đức và các quận huyện đã kiểm soát được dịch Covid-19 và đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, triển khai xét nghiệm đã hoàn thành 3 giai đoạn với hơn 17,5 triệu mẫu.
Tỷ lệ hệ số lây nhiễm giảm rõ rệt, từng bước chuyển hóa các "vùng đỏ", mở rộng nhiều "vùng xanh".
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM, công tác chống dịch của TP vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
TPHCM đã chuyển trọng tâm điều trị xuống cơ sở, thành lập 536 trạm y tế lưu động, hệ thống các tầng điều trị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiếp cận y tế của người dân, từng bước kéo giảm sâu số ca bệnh nặng và tử vong.
Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 đạt trên 98% và mũi 2 đạt trên 72% số người từ 18 tuổi trở lên. TPHCM sẽ tiến hành tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi ngay khi có vaccine và được Bộ Y tế cho phép.
Công tác phòng chống dịch Covid-19 của TPHCM là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên thành phố đã cố gắng vượt bậc, nỗ lực hết sức có thể, trong hoàn cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vaccine giai đoạn đầu, đã tập trung, huy động mọi nguồn lực và đã đi đúng hướng. Tạo tiền đề cho việc kiểm soát được dịch bệnh, sớm đưa thành phố trở lại trạng thái “bình thường mới”.
TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp ảnh 2Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức báo cáo về công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Việt Dũng
Về công tác điều trị, TPHCM đã nỗ lực rất lớn để kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong giai đoạn đầu chưa có thuốc đặc trị; đã phân tầng điều trị sát với diễn biến dịch bệnh từng thời điểm. TPHCM đầu tư nguồn lực rất lớn để củng cố, hoàn thiện hệ thống điều trị, từng bước chuyển trọng tâm điều trị xuống cơ sở. Áp dụng kịp thời, đầy đủ các biện pháp chăm sóc, điều trị F0 tại cộng đồng.
Bên cạnh đó là bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị thiếu ăn, thiếu mặc. Trong các đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt, TP đã cố gắng hết sức bảo đảm thông suốt nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, duy trì các kênh phân phối.
Đồng thời triển khai hình thức “đi chợ giùm” cho hàng triệu gia đình. Phối hợp tổ chức đưa hàng chục nghìn người dân có nguyện vọng về quê tránh dịch an toàn, đưa người lang thang cơ nhỡ vào các cơ sở xã hội.

Kiến nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp

Hiện nay, TPHCM đang thực hiện Chỉ thị số 18, đã góp phần tạo sự phấn khởi cho người dân, các doanh nghiệp. Các chốt kiểm soát nội thành đã được tháo gỡ, từng bước chuyển sang trạng thái “bình thường mới”.

Số doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có xu hướng tăng dần, tình hình kinh tế dần được cải thiện, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống của người dân và doanh nghiệp. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ, đứt gãy, công nhân phải nghỉ việc, các ngành dịch vụ du lịch, vận tải, hàng không chịu ảnh hưởng lớn.

Về việc làm, hàng triệu người lao động bị mất việc, không có việc làm hoặc bị cắt giảm việc làm nên ảnh hưởng đến thu nhập, đến sinh kế và đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp ảnh 4Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao đổi cùng các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Việt Dũng.
Tại buổi giám sát, TPHCM kiến nghị bổ sung các chính sách, quy định tạo điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực tại y tế cơ sở. Trong đó kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó sớm bổ sung thêm nhiều loại hình nhân viên y tế cần thiết cho hoạt động y tế cơ sở, điều chỉnh mức lương cơ bản phù hợp, động viên và thu hút cho nhân viên y tế về công tác tại y tế cơ sở.
TP kiến nghị mở rộng loại hình khám chữa bệnh tại nhà, và cho phép xã hội hóa các hoạt động khám chữa bệnh tại các trạm y tế; cơ chế chính sách cho y tế tư nhân tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19.
TPHCM kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội điều chỉnh tỷ lệ điều tiết cho ngân sách TP giai đoạn 2022 - 2025.
Để kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng do tác động của đại dịch Covid-19, kiến nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh.
9 tháng đầu năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu 9 tháng đầu năm của TPHCM vẫn cơ bản hoàn thành, và là điểm sáng đáng ghi nhận.

Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng của TPHCM ước đạt gần 75% dự toán, tăng 7,96% so với cùng kỳ.
Các dịch vụ ngân hàng đều duy trì hoạt động và tăng trưởng, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 3.045.000 tỷ đồng, tăng 4,71% so với cuối năm 2020.
Giá trị sản xuất tại Khu công nghệ cao TPHCM ước đạt 16,215 tỷ USD tăng 12,51% so với cùng kỳ.

Các tin khác