Cuộc khảo sát cho thấy 58,5% nhà đầu tư tham gia nhận định tài trợ vốn cho DNNVV qua các nền tảng fintech là kênh đầu tư hấp dẫn.
Điều này phù hợp trong hiện trạng kinh tế đầy thách thức hiện nay khi đại dịch Covid-19 đã khiến gần 55% số nhà đầu tư có suy nghĩ phải thay đổi chiến lược đầu tư, gần 80% nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư với các kênh đầu tư thay thế, và 61% cho rằng các khoản đầu tư thay thế có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn cho họ so với các kênh đầu tư truyền thống, như cổ phiếu và bất động sản.
Swaroop Shah, Giám đốc điều hành của Validus Việt Nam, chia sẻ: “Trên toàn cầu, các nhà đầu tư đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh đầy biến động, ở đó các hình thức đầu tư thông thường “luôn đem lại lợi nhuận” trước đây đã không còn an toàn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam đang được chứng kiến với khả năng phục hồi kinh tế ổn định và mạnh mẽ sau đại dịch, và chúng tôi nhận thấy các nhà đầu tư có sự quan tâm và tìm hiểu tới những kênh đầu tư hiệu quả tương ứng”.
Một báo cáo eConomy gần đây cho thấy nền kinh tế số hóa của Việt Nam đang tăng trưởng với hai con số, dự kiến đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, và các ứng dụng tài chính tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng mạnh mẽ tới 73% - cao nhất trong khu vực.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
ĐHCĐ Tập đoàn Thắng Lợi 2022: Đặt mục tiêu doanh thu tăng 354%
-
Xử lý hãng xe làm giá khách, giải quyết ùn ứ sân bay Tân Sơn Nhất
-
Nhiều DN nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
-
Tư vấn xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường RCEP
-
VCCI đề xuất bỏ quy định sàn TMĐT kê khai, nộp thuế thay người bán
-
Cục CSGT đề nghị miễn kiểm định lần đầu với xe ô tô mới
-
Vận chuyển hàng hóa liên vận đường sắt vẫn đạt sản lượng tốt
-
“Đội bay” nông dân
-
Cafe nông sản Việt lên kệ siêu thị Hàn
-
Lương tối thiểu theo giờ được đề xuất quá thấp