Nhà máy điện mặt trời (Sao Mai Solar PV1) do Tập đoàn Sao Mai làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 6.000 tỷ đồng, tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275 ha, được chia làm 2 giai đoạn. Dự án được thi công bởi nhà thầu Sterling Wilson - Tập đoàn hàng đầu Ấn Độ về công nghệ năng lượng tái tạo chịu trách nhiệm thực hiện, Công ty Tư vấn III (Bộ Công Thương) thiết kế.
Theo đó, giai đoạn 1, có kinh phí đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, công suất 104 MWp, xây dựng trên diện tích 120 ha, được khởi công vào giữa tháng 2-2019 và đến nay hoàn thành, đưa vào hoạt động thương mại.
Lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai cho biết, chỉ trong 4 tháng thi công nỗ lực, tập đoàn phải huy động khoảng 2.000 cán bộ, kỹ sư, tư vấn, giám sát, lao động… Bên cạnh đó, dự án còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động người Khmer ở địa phương với mức thu nhập từ 250.000 – 300.000 đồng người/ngày. Để xây dựng giai đoạn 1, nhà máy điện mặt trời Sao Mai đã sử dụng khối lượng vật liệu khổng lồ nhập khẩu hơn 800 container với khoảng 8.000 tấn thiết bị linh kiện có công nghệ hiện đại nhất. Trong đó, hơn 300.000 tấm pin NLMT được lắp ráp trên trụ đỡ cao 1,8 mét, sử dụng 38 Inverter và 60.000 trụ đỡ kết nối với hơn 1 triệu mét cáp. Đây là dự án có tiến độ thi công thần tốc chưa từng có trên địa bàn tỉnh An Giang.
Cùng thời gian này, nhà máy điện mặt trời tại Long An (Sao Mai Solar PV2) có công suất 50MW, vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng cũng phát điện thương mại thành công. Trong vòng 4 tháng, Sao Mai đưa vào khai thác 2 nhà máy điện mặt trời ở ĐBSCL.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) tiết lộ: “Tập đoàn Điện lực và chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Sao Mai đã ký hợp đồng, phối hợp chặt chẽ, nhằm sớm đưa nhà máy vận hành thương mại vào tháng 6-2019. Như vậy, cùng với nhà máy điện mặt trời quy mô lớn này vừa được đưa vào hoạt động, đến nay ở An Giang có 4 nhà máy năng lượng điện mặt trời, công suất khoảng 216 MWp được vận hành thương mại; ước sơ bộ doanh thu bán điện của 4 nhà máy trên 400 tỷ đồng/năm… góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai, tới đây để trở thành nhà cung cấp điện mặt trời hàng đầu quốc gia, Sao Mai đang có nhiều dự án ở các tỉnh ĐBSCL, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ… Đây là những nơi có nhiều lợi thế, khai thác năng lượng tái tạo hiệu quả.
Các tin, bài viết khác
-
Đánh cược vào điện gió, doanh nghiệp đầu tư chìm trong thua lỗ
-
Tham vọng của T&T Group với ‘siêu cảng’ ICD Vĩnh Phúc
-
Giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu phòng ngừa rủi ro về tỷ giá
-
Hàng trăm doanh nghiệp du lịch quốc tế từ 18 quốc gia tham dự hội chợ du lịch TPHCM 2022
-
Giá lúa mì kỳ vọng hồi phục thời gian tới
-
Vietnam Airlines nối lại và tăng tần suất 3 đường bay quốc tế
-
Vietjet mở bán vé Tết giá chỉ từ 619.000 đồng
-
VinFast xóa bỏ rào cản giữa người dùng và ô tô điện
-
Vietnam Airlines ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn T&T Group
-
Nặng gánh chi phí, nhiều doanh nghiệp ngành ximăng giảm lãi