Ngành Dược: Chính sách tác động mạnh hơn TPP

(ĐTTCO) – Bà Bùi Thị Tâm, chuyên viên Phòng phân tích và tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt cho rằng, chính các chính sách từ thị trường trong nước đang tác động mạnh mẽ lên ngành dược, chứ không phải là TPP.

(ĐTTCO) – Bà Bùi Thị Tâm, chuyên viên Phòng phân tích và tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt cho rằng, chính các chính sách từ thị trường trong nước đang tác động mạnh mẽ lên ngành dược, chứ không phải là TPP.

 

Theo bà Tâm, việc Việt Nam tham gia TPP có tác động tiêu cực đến ngành dược, nhưng không đáng kể. Những yếu chủ yếu tác động đến ngành dược là: mức độ cạnh tranh cạnh tranh, thuế và các quy định sở hữu trí tuệ trong sử dụng thuốc gốc.

Theo phân tích của bà Tâm, hiện nay mức thuế nhập khẩu với ngành dược chỉ nằm trong khoảng 0-5% nên khi giảm thuế xuống còn 0% sẽ không tác động mạnh đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng với thực phẩm chức năng, khi mức thuế nhập khẩu hiện tại (15%) được đưa về 0% thì các doanh nghiệp trong nước kinh doanh sản phẩm này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, với quy định thuốc gốc, hiện có đến hơn 50% sản phẩm của doanh nghiệp dược trong nước là thuốc kháng sinh. Tất cả các loại kháng sinh này đều đã hết hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nên khi TPP có hiệu lực cũng không có gì đáng ngại.

Nhưng bà Tâm cho rằng, ảnh hưởng lớn nhất khi tham gia TPP là việc các doanh nghiệp dược nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam, dẫn đến mức độ cạnh tranh gay gắt hơn. Việc gia tăng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp dược phải thay đổi, cắt giảm một phần lợi nhuận và gia tăng đầu tư cho chất lượng thuốc.

Trong bối cảnh đó, công ty nào xây dựng được hệ thuốc phân phối rộng khắp sẽ có lợi thế trong ngắn hạn tốt hơn. Ngoài ra, thị trường hiện nay đang tập trung mạnh vào mảng OTC (thuốc không cần ghi toa), do đó doanh nghiệp nào sở hữu hệ thống phân phối tốt sẽ rất có lợi, đặc biệt là trong việc hợp tác với các hãng dược nước ngoài để phát triển hệ thống phân phối.

Về dài hạn, việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cấp nhà máy sản xuất là yếu tố sống còn. Hiện nay, hầu hết các hãng dược đang đầu tư mạnh cho việc nâng cấp nhà máy lên các chuẩn cao hơn như GMP-EU hay PICS để đón đầu xu hướng hội nhập. Bên cạnh đó, việc nâng chuẩn nhà máy sẽ là bước đệm để các doanh nghiệp có thể vào được thị trường ETC (thuốc ghi toa), vốn có biên lợi nhuận cao hơn nhiều thị trường OTC.

Để đón đầu xu hướng hội nhập, ngay từ năm 2012-2013, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở rộng đầu tư cho các nhà máy theo tiêu chuẩn GMP-EU hay PICS để tăng khả năng cạnh tranh. Bước vào giai đoạn 2016 -2017, nhiều doanh nghiệp sẽ đưa các nhà máy mới với các chuẩn cao hơn đi vào hoạt động. 

Các tin khác