Lướt sóng cùng chiêm tinh tài chính

Bằng việc kết hợp chiêm tinh tài chính với các công cụ phân tích kỹ thuật, NĐT có những góc nhìn về chỉ số HNX Index.

Bằng việc kết hợp chiêm tinh tài chính với các công cụ phân tích kỹ thuật, NĐT có những góc nhìn về chỉ số HNX Index.

Kiểm tra thực tế TTCK Việt Nam

Gann Square of Nine (cung cấp bởi phần mềm Wave59)

Gann Square of Nine (cung cấp bởi phần mềm Wave59)

Chiêm tinh tài chính (financial astrology) là một phương pháp phân tích kỹ thuật phát triển ở các nước Phương tây nhưng còn mới mẻ đối với Việt Nam. Trước hết, NĐT cần biết về chu kỳ. Chu kỳ sơ cấp (primary cycle) là chu kỳ có chiều dài thời gian trung bình 18 tuần và biến động phần lớn trong khung thời gian từ 13-21 tuần. Chu kỳ chính (major cycle) là pha (còn gọi là chu kỳ con) của chu kỳ sơ cấp. Nếu chu kỳ sơ cấp có 2 pha, chu kỳ chính có chiều dài thời gian trung bình là 9 tuần với khung thời gian biến động 7-11 tuần. Nếu chu kỳ sơ cấp có 3 pha, chu kỳ chính có chiều dài thời gian 6 tuần với khung thời gian biến động 3-8 tuần. Hiện nay, chỉ số HNX Index tính từ đáy ngày 9-3-2011 đến 22-4-2011 xấp xỉ 6 tuần. Chúng ta tiến hành đánh giá khả năng kết thúc đáy bằng mối tương quan giữa địa tâm và chu kỳ.

Thứ nhất, vào ngày 19-4-2011, Mars (Hỏa tinh) hợp góc 1800 với Saturn (Thổ tinh). Theo nghiên cứu của R. Merriman (2001) đối với TTCK Hoa Kỳ, cặp góc hành tinh có mức độ tương quan 82% cho sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp trong vòng 11 ngày. Merriman cho rằng kết quả của ông có thể áp dụng cho nhiều thị trường tài chính. Khi thực hiện kiểm tra lại kết quả nghiên cứu của Merriman tại TTCK Việt Nam đối với lịch sử 6 năm của HNX Index, chỉ mới có 2 lần cặp góc trên xuất hiện để quan sát tác động của chúng lên thị trường tài chính. Lần đầu vào ngày 22-3-2007, tức chỉ lệch 3 ngày giao dịch so với đỉnh thực tế của thị trường. Lần xuất hiện thứ hai của cặp góc này ngày 8-4-2009, chỉ cách đỉnh chu kỳ chính 5 ngày giao dịch. Dù quá ít dữ liệu để thu được kết luận có ý nghĩa nhưng lịch sử 2 lần xuất hiện của cặp góc này đã gây nên tác động đảo chiều đối với HNX Index. Nếu như cặp góc này có ý nghĩa, HNX Index có khả năng đảo chiều trong khung thời gian giao dịch 7-4 đến 26-4-2011. Và bằng chứng là phiên giao dịch ngày 25-4, sàn HNX đảo chiều tăng điểm.

Hiện tượng chiêm tinh thứ hai là Venus (Kim tinh) giao hội (góc 00) với Uranus (Thiên vương tinh) vào ngày 22-4-2011. Theo nghiên cứu của R. Merriman đối với TTCK Hoa Kỳ, cặp góc hành tinh có mức độ tương quan 72% với sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp trong vòng 12 ngày giao dịch. Tuy nhiên, với 5 lần xuất hiện tại sàn Hà Nội, kết quả khảo sát cho thấy mức độ tương quan của cặp góc này với chu kỳ sơ cấp của HNX Index là rất thấp nhưng lại có mức độ tương quan 60% với sự đảo chiều của chu kỳ chính trong vòng 3 ngày giao dịch. Nếu sử dụng kết quả trên, có xác suất 60%, HNX Index xuất hiện đáy từ ngày 19-4 đến 27-4-2011.

Tương tự, vào ngày 27-4-2011, Kim tinh tạo góc 900 với  Pluto (Diêm vương tinh). Theo nghiên cứu của R. Merriman đối với TTCK Hoa Kỳ, cặp góc hành tinh có mức độ tương quan 68% trong vòng 9 ngày giao dịch với sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam kết quả có sự khác biệt đôi chút. Qua 7 lần xuất hiện trong 6 năm, cặp góc này có mối tương quan thấp với sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp nhưng lại có tương quan 85,71% với sự đảo chiều chu kỳ chính của  HNX Index trong vòng 6 ngày giao dịch. Nói cách khác, với xác suất 85,71%, HNX Index có khả năng đảo chiều trong thời gian giao dịch từ ngày 20-4 đến 5-5-2011.

Ngày 28-4-2011, Sun sẽ hợp góc 1200 với Pluto. Qua 5 lần xuất hiện cặp góc này cho thấy mức độ tương quan 80% với sự đảo chiều của chu kỳ chính trong vòng 7 ngày giao dịch. Điều này có nghĩa 80% HNX Index có khả năng đảo chiều từ ngày 18-4 đến 10-5-2011.

 Phân tích biểu đồ tử vi và xu hướng giá

Tử vi ngày giao dịch đầu tiên của HNX Index (First Trade Horoscope)

Tử vi ngày giao dịch đầu tiên của HNX Index (First Trade Horoscope)

Trên biểu đồ tử vi gồm có 2 vòng (biểu đồ). Vòng tròn bên trên trong (inner wheel) là ngày giao dịch đầu tiên của sàn Hà Nội (natal), vòng tròn bên ngoài (outer wheel) bao gồm vị trí các hành tinh vào ngày 21-4-2011. Hiện tại, có Thiên vương tinh hợp góc 600 Natal Mc và 1500 với Natal As; Mộc tinh hợp góc 1200 với Natal Venus (các cặp góc trên lệch dưới 10 so với góc chính xác). Đây là các cặp góc cho tín hiệu tăng giá.

Tuy nhiên, NĐT không nên lạc quan một cách thái quá. Hiện tại, thị trường đang bị ảnh hưởng xấu bởi Thổ tinh giao hội (góc 00) với Natal Jupiter. Đây là cặp góc cho tín hiệu giảm giá. Về nguyên tắc, cặp góc giảm giá này có tác động mạnh hơn nhiều so với các góc tăng giá ở trên, vì Thổ tinh và Mộc tinh là hai hành tinh lớn, cho thấy xu hướng lớn của thị trường vẫn đang là giảm giá. Tuy nhiên, vì cặp góc này có độ lệch 1031' so với góc chính xác nên trong thời gian tới (ngắn hạn), các cặp góc tăng giá sẽ có lực mạnh hơn. Và khi cặp hành tinh này hợp góc chính xác vào ngày 16-5-2011 và ngày 10-7-2011, xu hướng giảm giá dài hạn vẫn tiếp tục cho thị trường. Điều này cho thấy, nếu việc tăng giá xảy ra NĐT cần thận trọng thời gian lập đỉnh sẽ diễn ra sau đó với thời gian không lâu (khoảng 2 tuần).

Sử dụng Gann Square of Nine (biểu đồ): Nếu quan sát từ đỉnh 125,22 điểm vào ngày 14-12-2010, HNX Index hiện nay đã hoàn tất một vòng tròn. Do đó, lấy căn bậc hai của 125,22 điểm sau đó trừ cho 2, kết quả là 9,19 điểm. Sau đó, bình phương con số này ta được kết quả là 84,46 điểm. Việc trừ cho 2 được giải thích bởi lượng giác, theo đó hoàn tất một vòng trong tương đương với 2. Nếu quan sát tại mức 188,57 điểm vào ngày 7-5-2010, chúng ta thấy mức 85,23 điểm đang tạo thành góc vuông với giá tại đỉnh. Cụ thể, lấy căn bậc hai của 188,57 điểm, sau đó trừ cho 4,5 (vì hoàn tất 2 vòng và góc 900) ta có 9,23 điểm. Bình phương trở lại ta có 85,23 điểm.

Áp dụng các tỷ lệ Fibonacci cho giá ta thu được vùng Price Zone. Đây là vùng giá mục tiêu gần nhau có được từ các dự báo. Vùng giá cho thấy vùng hỗ trợ mạnh cho HNX Index là 83 điểm. Tiếp đó, 78-79 điểm cũng tạo nên vùng giá cho HNX Index. Nếu quan sát từ Gann Square of Nine, 79,5 điểm chính là hoàn tất 3 vòng của mức đỉnh 222,55 điểm vào ngày 23-10-2009 (căn bậc hai của 222,55 điểm sau đó trừ cho 6. Bình phương kết quả có được từ tính toán trên). Như vậy, phân tích giá ta có 2 vùng giá hỗ trợ mạnh là 83-85 điểm và 78-79 điểm.

 Kết luận

Phân tích về khía cạnh thời gian cho thấy HNX Index có xác suất lớn cho sự thay đổi xu hướng từ ngày 20-4 đến 27-4-2011. Các yếu tố chiêm tinh cho thấy, xu hướng giảm giá dài hạn của HNX Index vẫn đang tiếp tục nhưng trong ngắn hạn HNX Index sẽ mang lại cơ hội lướt sóng. Chú ý từ ngày 23-10-2009 đến nay, các đợt tăng giá trên sàn Hà Nội không vượt quá 2-3 tuần. Điều này cũng trùng với hiện tượng chiêm tinh đã phân tích trên khi sự hội tụ cho thời kỳ giảm giá bắt đầu vào ngày 16-5-2011. Mặt khác, phân tích yếu tố giá cho thấy vùng điểm 83 là vùng hỗ trợ mạnh. Như vậy, kết hợp giữa phân tích thời gian và giá cho thấy HNX Index đang có xác suất cao sự thay đổi xu hướng trong thời gian ngắn. Do đó, chiến lược đầu tư nếu có cần thận trọng khi thời gian tăng giá ngắn, mức tăng giá không lớn và thanh khoản thấp sẽ khó khăn cho việc bán ra sau đó.

Các tin khác