Bóng ma khủng bố bao trùm (K1): Gia tăng đột biến

(ĐTTCO) - Thêm một vụ khủng bố kinh hoàng lại xảy ra ở Pháp, đúng vào ngày Quốc khánh 14-7. Chỉ trong vòng 18 tháng nước này phải hứng chịu 3 vụ khủng bố, cướp đi sinh mạnh hàng trăm người. Có phải an ninh của châu Âu đang ngày một lỏng lẻo, hay do bọn khủng bố ngày càng tinh vi và manh động?

(ĐTTCO) - Thêm một vụ khủng bố kinh hoàng lại xảy ra ở Pháp, đúng vào ngày Quốc khánh 14-7. Chỉ trong vòng 18 tháng nước này phải hứng chịu 3 vụ khủng bố, cướp đi sinh mạnh hàng trăm người. Có phải an ninh của châu Âu đang ngày một lỏng lẻo, hay do bọn khủng bố ngày càng tinh vi và manh động?

Theo Báo cáo chỉ số khủng bố (GTI) năm 2015 của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP), hoạt động khủng bố đang gia tăng với cấp số nhân. Chẳng hạn, số người chết vì khủng bố năm 2014 tăng 80% so với năm 2013, số nước có lượng lớn nạn nhân thiệt mạng vì khủng bố (trên 500 người) còn gia tăng mạnh hơn, với mức tăng 120%.

5 nước, 78% người chết

Pháp có lẽ là nước phương Tây phải hứng chịu nhiều vụ khủng bố nhất trong thời gian gần đây, nhưng nước này vẫn còn may mắn hơn nhiều so với 5 nước đứng đầu về tần suất chịu khủng bố. Trong đó, nghiêm trọng nhất là Iraq và Nigeria, chỉ 2 nước này đã chiếm 53% số người chết vì khủng bố trong năm 2014. 3 nước còn lại là Afghanistan, Pakistan và Syria. Số người chết vì khủng bố ở 5 nước này chiếm tới 78% số nạn nhân trên toàn cầu. Tại Iraq, có đến 9.929 người bị khủng bố giết chết trong năm 2014, tăng 55% so với năm 2013. Con số này cao gấp 3 lần tổng số người chết vì khủng bố trên toàn thế giới trong năm 2000.

Xu hướng đáng lo ngại của bọn khủng bố là ngày càng nhắm tới dân thường nhiều hơn. Trong năm 2014, 31% vụ khủng bố nhắm đến dân thường, tăng 6% so với năm 2013. Các mục tiêu chính phủ và cảnh sát lại giảm so với năm 2007.

Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, vì Iraq và Nigeria là những nước có nhiều nhóm khủng bố nhất. Trong khi 24% vụ tấn công khủng bố dẫn đến chết người không phải do các tổ chức tiến hành trong năm 2014, có đến trên 50% các vụ tấn công có tổ chức do IS hoặc Boko Haram thực hiện. Trong đó, IS (trụ sở ở Iraq và Syria) giết 6.073 người qua các vụ khủng bố, còn Boko Haram (có trụ sở ở Nigeria) giết 6.644 người. Kể từ tháng 3-2015, Boko Haram quy thuận dưới IS và được gọi là IS Tây Phi (ISWAP). ISWAP trở thành nhóm khủng bố chết chóc nhất thế giới, cứ 14 người bị chết vì khủng bố trên thế giới năm 2014 có 1 người chết do ISWAP. Là nơi đóng quân của ISWAP, Nigeria trở thành nước có số người chết vì khủng bố lớn thứ 2 thế giới. Về số vụ khủng bố, Iraq cũng là nước dẫn đầu với 25%, kế đó là Pakistan 14%, theo sau Afghanistan 12%. Số vụ khủng bố ở Nigeria chỉ chiếm 5% toàn cầu nhưng số người chết chiếm tới 23%, nhiều so với các nước khác với bình quân 11 người chết/vụ.

Trong top 10 nước có số người chết vì khủng bố nhiều nhất 15 năm (kể từ năm 2000) có mặt Hoa Kỳ, nước chiếm 44% số người chết vì khủng bố năm 2001 (do vụ tấn công ngày 11-9). Trong top 10 này, Afghanistan, Iraq và Pakistan luôn có mặt suốt 10 năm qua. Khủng bố là vấn đề nghiêm trọng tại những nước này kể từ năm 2003, kể từ sau khi Hoa Kỳ đánh chiếm Iraq. 2014 là năm đầu tiên kể từ năm 2000 Ấn Độ không có mặt trong danh sách top 10 nước nạn nhân, nhưng không phải vì tình hình ở Ấn Độ cải thiện, mà do khủng bố gia tăng quá nhanh ở các nước khác. Số người chết vì khủng bố ở Ấn Độ năm 2014 vẫn gia tăng 1,2% trong năm 2013, lên 416 người.

Tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Pháp hôm 14-7.

Tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Pháp hôm 14-7.

Lây lan nhanh 120%

Một xu hướng đáng lo ngại là sự bành trướng một cách nhanh chóng của hoạt động khủng bố, khi số nước có nạn nhân chết vì khủng bố hơn 500 người tăng tới 120%, từ 5 nước năm 2013 lên 11 nước năm 2014. Ngoài 5 nước đã ở trong danh sách chết chóc này, kể từ năm 2013 thêm 6 nước vào danh sách có hoạt động khủng bố ở mức cao, gồm Cameroon, CH Trung Phi, Somalia, Nam Sudan, Ukraine và Yemen. Năm 2014 có 17 nước với hơn 250 người chết vì khủng bố, tăng so với 9 nước năm 2013. Trong 8 nước mới của danh sách này, một số nước trước đây rất ít khủng bố, như Cameroon và Ukraine. Đáng chú ý, từ năm 2000-2013, tại Cameroon không có người nào bị chết vì khủng bố, trong khi tại Ukraine chỉ có 3 người chết. Tuy nhiên, sang năm 2014 Cameroon có 530 người thiệt mạng và Ukraine có 665 người chết vì khủng bố. Điều này chủ yếu vì nhóm Boko Haram xâm nhập vào Cameroon và các vụ đánh bom của nhóm Cộng hòa Nhân dân Donetsk ở Ukraine.

Trên toàn cầu, từ năm 2013-2014, số người chết vì khủng bố tăng 80%, từ 14.574 lên 32.685 người, Nigeria là nước có số người chết vì khủng bố gia tăng mạnh nhất, tăng 5.662 người, tức tăng 306%. Năm 2014 có 93 nước bị tấn công khủng bố, tăng so với 88 nước năm 2013. Cùng với việc lây lan nhanh chóng, tính chết chóc của khủng bố cũng gia tăng. Năm 2014 có 67 nước nơi có ít nhất 1 người bị chết vì khủng bố, so với 59 nước năm 2013. Số người chết bình quân trong các vụ khủng bố tăng từ 1,8 người/vụ năm 2013 lên 2,4 người/vụ năm 2014, là tỷ lệ chết chóc cao nhất kể từ năm 2007. 5 nước có số người chết vì khủng bố tăng nhiều nhất có thêm 11.843 người chết năm 2014. Những nước này cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khủng bố. Tại 5 nước này, số người chết vì khủng bố tăng chiếm 81% mức tăng toàn cầu. Chỉ riêng số tăng lên của người chết vì khủng bố năm 2014 cũng cao hơn toàn bộ số người chết vì khủng bố năm 2005.

Xu hướng nhắm đến dân thường

Theo dữ liệu của GTI, trong 15 năm qua có hơn 61.000 vụ tấn công khủng bố đã diễn ra, lấy đi mạng sống của trên 140.000 người. Kể từ khi bắt đầu thế kỷ 21, số người chết vì khủng bố đã tăng gấp 9 lần, từ 3.329 người năm 2000 lên 32.685 người năm 2014. IS đứng thứ nhì trong danh sách tổ chức giết người bằng khủng bố (sau Boko Haram). Năm 2014 có một sự thay đổi về mục tiêu khủng bố, với số người chết trong các vụ khủng bố liên quan đến tôn giáo giảm 11%, trong khi số dân thường bị chết vì khủng bố lại tăng tới 173%. Làn sóng chiến binh nước ngoài đổ về Iraq và Syria để gia nhập các lực lượng khủng bố trong năm 2014 tiếp tục diễn ra. Khoảng 25.000-30.000 chiến binh nước ngoài đã đổ về 2 nước này kể từ năm 2011, trong đó có 7.000 chiến binh trong nửa đầu năm 2015. Châu Âu đóng góp tới 21% lực lượng chiến binh khủng bố nước ngoài, trong khi 50% đến từ các nước lân cận của Iraq và Syria.

Cả 2 nhóm khủng bố giết người nhiều nhất là IS và Boko Haram đều có khuynh hướng nhắm đến dân thường. Nạn nhân là dân thường trong các vụ khủng bố tăng tới 172% trong năm 2014 và hơn 3/4 số này do 3 nhóm khủng bố Boko Haram, Fulani và IS. Năm 2013, dân thường chiếm 38% số người chết vì các vụ tấn công của Boko Haram, nhưng đến năm 2014, con số này tăng lên 77%, tương tự, con số này với nhóm Fulani là 81%. Trong khi đó, số dân thường bị chết trong các vụ khủng bố của IS năm 2014 là 2.667 người, tăng 255% so với năm 2013.

(còn tiếp)

Các tin khác