Thủ thuật chuyển giá

Theo luật pháp Việt Nam, DN có vốn nước ngoài (FDI) muốn đầu tư vào Việt Nam phải có công ty mẹ ở nước ngoài, nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều DN FDI đang hoạt động ở Việt Nam, thậm chí có cả những DN rất nổi tiếng, nhưng ở nước ngoài họ không có công ty mẹ. Thế nhưng, khi vào nước ta, họ thực hiện rất bài bản về tài chính, thuế…

Theo luật pháp Việt Nam, DN có vốn nước ngoài (FDI) muốn đầu tư vào Việt Nam phải có công ty mẹ ở nước ngoài, nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều DN FDI đang hoạt động ở Việt Nam, thậm chí có cả những DN rất nổi tiếng, nhưng ở nước ngoài họ không có công ty mẹ. Thế nhưng, khi vào nước ta, họ thực hiện rất bài bản về tài chính, thuế…

Theo thống kê có đến khoảng 70% DN FDI ở Việt Nam được hình thành dưới dạng “không mẹ” mà chúng ta không thể xác định họ ở đâu. Các cơ quan chức năng dù biết rõ nhưng không thể làm gì được vì họ hoạt động đúng luật.

Vậy nếu chúng ta bắt buộc đầu tư vào Việt Nam phải có “mẹ” có ảnh hưởng đến việc số lượng DN FDI đầu tư vào Việt Nam? Trên thế giới có những nơi được gọi là “thiên đường thuế”, ở đó, thuế suất gần như bằng 0%.

Để thành lập công ty chỉ mất khoảng 1-2 tháng và gần như không phải bỏ vốn, chỉ mất tiền dịch vụ. Tổng chi phí thành lập công ty chỉ vài trăm USD và  không có quy định về tổ chức kế toán, về kê khai thuế và tất cả chi phí khác. Như vậy, sẽ dễ dàng có được một công ty ở nước ngoài sang đầu tư tại Việt Nam để thực hiện thủ thuật chuyển giá.

Chẳng hạn, công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với công ty B ở Việt Nam thì B phải đóng thuế. Nhưng nếu B có công ty mẹ ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ khác, thay vì ký hợp đồng với A, B sẽ nhờ công ty mẹ ký với A, thuế chỉ có 5%, nếu công ty mẹ ở “thiên đường thuế”, tất cả khoản thuế gần như bằng 0%. Sau đó công ty mẹ chuyển về Việt Nam cho B bằng rất nhiều hình thức, như cho vay tiền để kinh doanh.

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao ô tô sản xuất ở Việt Nam có lợi thế nhân công rẻ, được ưu đãi nhiều nhưng giá bán vẫn cao hơn nước ngoài.

Vấn đề nằm ở chỗ phụ tùng chúng ta nhập khẩu có giá cao hơn so với phụ tùng đang được bán ở nước ngoài (không tính đến thuế nhập khẩu giá bán vẫn cao). Điều đó liên quan đến yếu tố chuyển giá, vì công ty mẹ bán cho con với giá nào cũng được.

Chuyện chuyển giá tưởng chỉ ở DN FDI, nay lại nóng lên với các DN trong nước. Đơn cử nếu sản xuất ra sản phẩm, nguyên vật liệu mua vào 10 đồng, bán ra 11 đồng nhưng vẫn kêu lỗ do đầu tư nhà máy, chi phí khác… 

Câu chuyện này liên quan đến những công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam báo cáo lỗ nhưng vẫn cứ đầu tư mở rộng. 90 công ty báo lỗ nhưng 89 công ty vẫn đổ tiền vào, nếu thật sự lỗ thì đầu tư thêm làm gì. Chuyển giá ở Việt Nam cũng có yếu tố nước ngoài, các DN trong nước hoàn toàn có thể làm được mà không phạm luật.

Một DN trong nước có rất nhiều công ty con, mỗi công ty hoạt động một lĩnh vực khác nhau, nếu làm phần mềm thì được giảm thuế còn làm phần cứng không được giảm thuế; nếu nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao có những ưu đãi thuế suất, nhưng không nằm trong những khu vực nói trên thì không có ưu đãi.

Thí dụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 3 năm đầu mới thành lập được miễn thuế nếu sản xuất phần mềm, song công ty đang làm cả phần cứng và phần mềm. Do vậy, có thể thành lập ra một công ty mới chuyên về phần mềm để hưởng chính sách đó, sau đó phân phối lại thu nhập của hai bên để phần chịu thuế ít đi, còn phần nhiều đổ về phần miễn giảm thuế. Đây cũng gọi là hình thức chuyển giá.

Các tin khác