Những lưu ý trong mùa ĐHCĐ 2017

(ĐTTCO) - Luật Doanh nghiệp 2014 dù đã có hiệu lực thi hành hơn 1 năm kể từ ngày 1-7-2015, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa cập nhật các quy định mới của luật này. Hiện đang trong thời gian diễn ra ĐHCĐ thường niên của các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc vào ngày 31-12-2016. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để các CTCP tiến hành sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty để trình ĐHCĐ thường niên 2017 thông qua.

(ĐTTCO) - Luật Doanh nghiệp 2014 dù đã có hiệu lực thi hành hơn 1 năm kể từ ngày 1-7-2015, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa cập nhật các quy định mới của luật này. Hiện đang trong thời gian diễn ra ĐHCĐ thường niên của các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc vào ngày 31-12-2016. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để các CTCP tiến hành sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty để trình ĐHCĐ thường niên 2017 thông qua.

 

Một trong những vấn đề nóng trong các chương trình ĐHCĐ là việc điều chỉnh các tỷ lệ tham dự họp của cổ đông để ĐHCĐ đủ điều kiện tiến hành họp và tỷ lệ để các quyết định của ĐHCĐ được thông qua. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, ĐHCĐ chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, cuộc họp của ĐHCĐ triệu tập lần thứ 2 được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Vì vậy, khi tiến hành sửa điều khoản về các điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ, CTCP cần lưu ý điều chỉnh các tỷ lệ dựa trên số lượng cổ đông tham dự họp của các năm trước để có thể tiến hành họp ĐHCĐ ngay trong lần triệu tập họp đầu tiên để giảm thiểu chi phí tổ chức, hạn chế việc mất công đi lại của cổ đông và mất thời gian trong công tác chuẩn bị. Cần lưu ý, điều lệ công ty chỉ có thể quy định một tỷ lệ khác lớn hơn hoặc bằng 51% đối với điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ lần thứ nhất và một tỷ lệ khách lớn hơn hoặc bằng 33% đối với điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ lần thứ 2. Tương tự như vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc sửa các tỷ lệ tham dự họp để thông qua các quyết định của ĐHCĐ.

Về nhiệm kỳ của thành viên HĐQT và Kiểm soát viên (KSV), Luật Doanh nghiệp 2014 đã loại bỏ quy định về nhiệm kỳ của HĐQT và nhiệm kỳ của Ban kiểm soát, chỉ nhắc đến nhiệm kỳ của thành viên HĐQT, KSV. Theo đó, mỗi thành viên HĐQT, KSV có thể có nhiệm kỳ khác nhau và không kết thúc nhiệm kỳ cùng nhau. Quy định này rất mở tạo điều kiện cho doanh nghiệp luôn đổi mới hệ thống điều hành, quản lý và kiểm soát, đảm bảo cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 có nội dung sửa đổi quy định về con dấu của công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về con dấu và các văn bản pháp luật liên quan, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng 1 con dấu, trừ một số trường hợp được chấp thuận sử dụng con dấu thứ 2 và phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an.

Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có cách tiếp cận mới hoàn toàn về con dấu. Theo đó, công ty có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu nhưng phải bảo đảm thể hiện nội dung về tên và mã số doanh nghiệp, đồng thời phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp nên bổ sung quy định mới về con dấu trong điều lệ công ty để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong các giao dịch liên quan đến con dấu.

Các tin khác