Thị trường tài chính Việt hấp dẫn đối tác Nhật

(ĐTTCO) - NHNN vừa chấp thuận cho BIDV chuyển từ sở hữu tại Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV thành công ty liên doanh với 49% vốn của NH Tín thác Sumitomo Mitsui (Nhật Bản), tên mới Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL). Đồng thời, tăng vốn cho BSL từ 448 tỷ đồng lên 896 tỷ đồng. Được biết, BSL là công ty cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một NHTM trong nước với một định chế tài chính nước ngoài. BIDV cho hay, cùng với BSL, hệ thống BIDV có thêm một sản phẩm tài chính để hoàn thiện gói sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng là tín dụng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán. Đây là thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên có yếu tố nước ngoài trong ngành NH mở đầu cho năm nay.

(ĐTTCO) - NHNN vừa chấp thuận cho BIDV chuyển từ sở hữu tại Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV thành công ty liên doanh với 49% vốn của NH Tín thác Sumitomo Mitsui (Nhật Bản), tên mới Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL). Đồng thời, tăng vốn cho BSL từ 448 tỷ đồng lên 896 tỷ đồng.

Được biết, BSL là công ty cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một NHTM trong nước với một định chế tài chính nước ngoài. BIDV cho hay, cùng với BSL, hệ thống BIDV có thêm một sản phẩm tài chính để hoàn thiện gói sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng là tín dụng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán. Đây là thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên có yếu tố nước ngoài trong ngành NH mở đầu cho năm nay.

 

Vào cuối năm 2016, MB đồng ý chuyển 49% vốn góp tại Công ty Tài chính tiêu dùng (MCredit) cho Shinsei Bank (Nhật Bản). 2 bên kỳ vọng sẽ hoàn thành mô hình liên doanh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng trong năm 2017, với tên gọi Công ty TNHH Tài chính tiêu dùng MB Shinsei. Một trường hợp đáng kể đến khác là có đối tác nước ngoài đặt vấn đề tham gia góp vốn mua cổ phần Công ty tài chính của SHB ngay cả khi nhà băng này đang hoàn tất sáp nhập Công ty Tài chính Vinaconex-Viettel.

Như vậy, thị trường tài chính Việt đang ngày càng hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Với việc tiếp cận các dịch vụ về tài chính có những bước phát triển nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, trong khi nhu cầu ngày càng đa dạng, các sản phẩm tài chính thông qua các ứng dụng đơn giản, trải nghiệm tốt được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Vì vậy, các đối tác nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, bề dày kinh nghiệm và tiến bộ công nghệ sẽ chớp lấy cơ hội hiện nay, đó là lý do các công ty này sẵn sàng rót vốn mua cổ phần tại các công ty tài chính nội.

Chẳng hạn, Shinsei là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng được hơn 50 năm và với công ty con Shinsei Financial, hiện Shinsei đang đứng thứ 3 về cho vay tiêu dùng tại Nhật Bản. Với nguồn vốn rẻ đưa vào Việt Nam và kinh nghiệm quản lý, việc nước ngoài nhảy vào thị trường tài chính khiến chính những NH cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh không nhỏ. Ngành tài chính tiêu dùng của Nhật Bản rất phát triển và liên doanh mới sẽ được tiếp cận đáng kể với nền tảng chuyên môn về quy trình và sản phẩm. Thị trường tài chính vi mô đang phát triển nhanh đồng thời thu hút nhiều sự quan tâm và cạnh tranh.

Không chỉ đối tác Nhật mà sẽ còn những đối tác ngoại khác, do vậy để giành thị phần và tạo ra lợi thế trước các đối thủ khác, sự hợp tác có yếu tố nước ngoài của các tổ chức tài chính trong bối cảnh hiện nay được xem là hợp lý.

Các tin khác